Cô bé 13 tuổi là nạn nhân của “sexting”

15:46, 03/12/2009

Một cô bé 13 tuổi ở bang Florida (Mỹ) vừa treo cổ tự vẫn sau khi bức ảnh ngực trần của cô bị phát tán trên mạng. Một hành động nông nổi đã lấy đi sự bình yên của Hope Witsell và cuối cùng là tính mạng của cô.

Một cô bé 13 tuổi ở bang Florida (Mỹ) vừa treo cổ tự vẫn sau khi bức ảnh ngực trần của cô bị phát tán trên mạng. Một hành động nông nổi đã lấy đi sự bình yên của Hope Witsell và cuối cùng là tính mạng của cô.

Hope Witsell gửi một bức hình ngực trần cho một cậu bạn với hy vọng thu hút sự chú ý của cậu ta. Nhưng cuối cùng thì cô trở thành tâm điểm chú ý của toàn trường cấp 2 Beth Shields nơi cô theo học và cả những trường cạnh đó. Những lời châm chọc của bạn bè sau khi bức ảnh bị phát tán đã dẫn đến một gánh nặng tâm lý cho Hope đến nỗi cuối cùng cô bé không thể chịu được. Hope đã treo cổ tự vẫn trong phòng ngủ 11 tuần trước.

Cái chết của Hope là ca thứ tự tử thứ hai do liên quan đến việc bị châm chọc sau hành động “sexting” (gửi tin nhắn hoặc hình ảnh gợi dục qua điện thoại di động). Tháng 3 vừa rồi, cô gái 18 tuổi Jesse Logan đã tự tử vì bị bàn tán sau khi người yêu cũ của cô phát tán qua email những bức ảnh “nhạy cảm” của cô khi họ chia tay.

Mẹ của Hope Witsell, bà Donna Witsell, cho biết bà không biết gì về “sexting” trước khi xảy ra bi kịch của con gai bà. Nhưng từ trước đến nay, hai vợ chồng bà đều luôn nhắc nhở các con những điều nên và không nên làm trong thế giới ảo.

 Hope Witsell từng mơ ước trở thành người chăm sóc cây cảnh. Nhưng rồi cô bé đã chọn cho mình cái chết ở tuổi 13 vì không chịu được những lời châm chọc sau khi bức ảnh ngực trần của cô bị phát tán. (Ảnh: MSN)
Hope Witsell từng mơ ước trở thành người chăm sóc cây cảnh. Nhưng rồi cô bé đã chọn cho mình cái chết ở tuổi 13 vì không chịu được những lời châm chọc sau khi bức ảnh ngực trần của cô bị phát tán. (Ảnh: MSN)

Nhưng chính Hope lại tham gia vào một trò chơi rất nguy hiểm nhưng lại rất phổ biến của trẻ mới lớn. Hồi tháng 6, vào cuối năm học lớp 7, cô học sinh trường cấp 2 Beth Shields đã gửi một tấm ảnh ngực trần của mình cho một cậu bạn cô thích. Đây là một hành động đang ngày càng trở nên phổ biến ở teen Mỹ (một khảo sát gần đây cho thấy khoảng 20% trong số các thiếu niên được hỏi thừa nhận rằng họ gửi các bức ảnh nhạy cảm của mình qua điện thoại di động).

Không may cho Hope là một người thứ ba đã phát hiện ra bức ảnh của cô khi sử dụng điện thoại của cậu bạn kia. Và rất nhanh chóng sau đó, không chỉ học sinh trong trường được "chiêm ngưỡng" bức ảnh của Hope mà rất nhiều sinh viên các trường gần đó cũng được xem bức ảnh này.

Khi bức ảnh của Hope bị phát tán, bạn bè vây quanh cô bé và "ném" cho cô những lời nhận xét, châm chọc cay độc và thô tục khi nhìn thấy cô. Đến khi Hope bước vào trong lớp thì tình cảnh cũng chẳng vui vẻ hơn.

Rõ ràng rằng những lời châm chọc này nhắm vào cô bé tội nghiệp Hope. Trong một đoạn nhật ký của Hope mà người ta tìm thấy sau khi cô bé tự tử, Hope viết: “Hàng tấn người nói sau lưng tôi và tôi ghét điều đó bởi vì họ gọi tôi là đồ đĩ. Tôi không thể là một người như thế. Tôi chẳng có kinh nghiệm gì cả. Thế mà hàng tấn người ghét tôi.”

Ngay sau khi năm học kết thúc, nhà trường đã nắm bắt được chuyện bất ổn quanh tấm ảnh của Hope được lan truyền qua điện thoại di động. Đại diện nhà trường đã liên lạc với gia đình Hope và nói rằng Hope sẽ bị đình chỉ tuần học đầu tiên trong năm học sắp tới.

Trước tin này, bố mẹ Hope đã quyết định thực hiện kỷ luật nghiêm khắc với cô bé, họ quản chặt con gái suốt mùa hè và không cho con dùng điện thoại di động và máy tính.

Dù vậy, Hope vẫn có một mùa hè phiền phức. Là một cố vấn học sinh của hội Những nông dân tương lai của Mỹ (FFA), Hope được bố mẹ cho phép dự hội nghị của FFA ở bang Orlando. Ở đây, Hope vẫn không tránh khỏi những phiền phức liên quan đến vụ “sexting”. Hope bị những lời châm chọc không ngớt của một nhóm con trai khi họ đưa ra bức ảnh “nhạy cảm” của cô.

Nhưng rắc rối chưa dừng lại với Hope. Khi trở lại trường sau một tuần bị đình chỉ học, nhà trường thông báo rằng cô không còn được làm cố vấn cho FFA nữa. Cuối cùng thì cô bé không thể chịu đựng thêm. Cô đã chọn cho mình cái chết để thoát khỏi những lời châm chọc của mọi người.

Điều đáng nói là dù còn rất nhỏ tuổi khi thực hiện hành vi “sexting”, Hope không phải là một trường hợp hiếm gặp. Theo một khảo sát ở Mỹ, có tới 9% các cô bé 13% thừa nhận đã gửi những bức ảnh nhạy cảm của mình qua điện thoại di động. Bởi vậy, vụ tự tử của Hope là một tiếng chuông cảnh tỉnh cho những cô bé mới lớn khi giao lưu trong thế giới mạng.

Theo Dân Trí