10 thói quen ảnh hưởng xấu đến sức khỏe nhưng nhiều người không biết

10:30, 04/08/2017

Thường xuyên ngồi vắt chéo chân, uống quá nhiều nước, đeo kính râm chất lượng kém... là những thói quen gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Để tự bảo vệ cho sức khỏe của chính bản thân mình, mọi người cần tránh những thói quen dưới đây:

1. Ngồi vắt chéo chân

Ngồi vắt chéo chân là thói quen phổ biến của nhiều người, đặc biệt là phụ nữ. Tư thế này giúp họ trông thanh lịch, sang trọng, thể hiện sự tự tin, quyến rũ của mình. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ những tác hại mà thói quen này gây ra cho cơ thể.

Ngồi vắt chéo chân trong nhiều giờ có thể dẫn đến tình trạng tê liệt dây thần kinh xương mác vì bạn đã dồn áp lực vùng dưới đầu gối. Bên cạnh đó, kiểu ngồi này cũng sẽ gây ra sự mất cân đối vùng xương chậu, chúng khiến cơ bắp đùi trong ngắn lại và cơ bắp đùi ngoài dài ra, nguy cơ các khớp sẽ bị trật khỏi vị trí của nó.

Ngồi vắt chéo chân trong nhiều giờ có thể dẫn đến tình trạng tê liệt dây thần kinh xương mác vì bạn đã dồn áp lực vùng dưới đầu gối (Ảnh minh họa)
Ngồi vắt chéo chân trong nhiều giờ có thể dẫn đến tình trạng tê liệt dây thần kinh xương mác vì bạn đã dồn áp lực vùng dưới đầu gối (Ảnh minh họa)

Năm 2010, nhiều nghiên cứu chứng minh rằng ngồi vắt chéo chân trong thời gian dài, huyết áp của cơ thể sẽ tăng cao. Thậm chí nếu không có vấn đề gì với huyết áp, bạn cũng nên tránh tư thế ngồi này để duy trì sức khỏe và ngăn ngừa rối loạn tuần hoàn.

2. Cho chim bồ câu ăn, nuôi chim bồ câu

Nuôi chim bồ câu hoặc cho chúng ăn là một trong những hoạt động yêu thích của nhiều người. Tuy nhiên, một nghiên cứu của các nhà khoa học Tây Ban Nha chỉ ra rằng những con chim bồ câu có thể mang hai loại vi khuẩn gây bệnh và đe dọa đến sức khỏe con người. Nghiên cứu cho thấy, chim bồ câu có thể trở thành “miền đất hứa” của vi khuẩn có hại. 

Chim bồ câu có chứa các vi khuẩn như: Vi khuẩn ornithosis (gây bệnh sốt vẹt), vi khuẩn Colibacillosis (gây bệnh tiêu chảy), vi khuẩn histoplasmosis (gây nhiễm trùng), vi khuẩn salmonella (gây bệnh đường ruột), vi khuẩn gây bệnh lao, vi khuẩn Campylobacter jejuni (gây bệnh kiết lỵ cấp tính ở người)...

Một nghiên cứu của các nhà khoa học Tây Ban Nha chỉ ra rằng những con chim bồ câu có thể mang hai loại vi khuẩn gây bệnh và đe dọa đến sức khỏe con người (Ảnh minh họa)
Một nghiên cứu của các nhà khoa học Tây Ban Nha chỉ ra rằng những con chim bồ câu có thể mang hai loại vi khuẩn gây bệnh và đe dọa đến sức khỏe con người (Ảnh minh họa)

3. Đeo kính râm chất lượng kém

Kính mát (kính râm) là một trong những phụ kiện thời trang không thể thiếu đối với nhiều người. Chúng không chỉ có tác dụng làm đẹp mà còn bảo vệ đôi mắt khỏi tác động của ngoại cảnh. Tuy nhiên, việc “ham rẻ”, mua các loại kính kém chất lượng, không rõ nguồn gốc, xuất xứ đã gây nhiều bệnh nguy hiểm đối với người sử dụng

Những chiếc kính này thường được làm bằng vật liệu kém chất lượng. Khi sử dụng dưới ánh nắng, mồ hôi của chúng ta toát ra tại vị trí tiếp giáp với kính sẽ làm các hóa chất phủ trên bề mặt kính được dịp hoạt động. Với một số bạn có cơ địa yếu thì khu vực này sẽ dễ bị dị ứng, đỏ da, mẩn ngứa, nổi mụn nước…

Việc “ham rẻ”, mua các loại kính kém chất lượng, không rõ nguồn gốc, xuất xứ đã gây nhiều bệnh nguy hiểm đối với người sử dụng (Ảnh minh họa)
Việc “ham rẻ”, mua các loại kính kém chất lượng, không rõ nguồn gốc, xuất xứ đã gây nhiều bệnh nguy hiểm đối với người sử dụng (Ảnh minh họa)

Ngoài ra, hầu hết những chiếc kính kém chất lượng này không có tác dụng tránh ánh nắng mặt trời và cản tia UV. Chúng khiến người sử dụng dễ bị lóa, chói, chóng mặt, nhức đầu; nặng hơn có thể gặp các bệnh như bỏng võng mạc, viêm giác mạc… thậm chí bị mù

4. Uống nhiều nước

Mọi người cần biết uống nhiều nước không phải lúc nào cũng là giải pháp lành mạnh. Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng nhu cầu cấp nước của mỗi người là khác nhau. Nếu bạn di chuyển nhiều và chơi thể thao, hãy uống nhiều hơn. Nếu bạn có vấn đề về thận hoặc tim mạch, hãy uống ít hơn.

Mọi người cần biết uống nhiều nước không phải lúc nào cũng là giải pháp lành mạnh (Ảnh minh họa)
Mọi người cần biết uống nhiều nước không phải lúc nào cũng là giải pháp lành mạnh (Ảnh minh họa)

5. Chườm nóng hoặc chườm lạnh để giảm đau

Chườm nóng hoặc chườm lạnh là cách mà nhiều người đang dùng để giảm đau tuy nhiên không phải ai cũng có thể áp dụng được phương pháp này. Nếu bạn bị viêm cấp tính ở bụng do viêm ruột thừa, viêm túi mật, viêm tụy hoặc vết thương chảy máu thì không nên áp dụng phương pháp này.

Bên cạnh đó, trong vài giờ đầu tiên và vài ngày sau khi bị bong gân, chấn thương, bạn cũng không nên chườm nóng hoặc lạnh để giảm đau.

Chườm nóng hoặc chườm lạnh là cách mà nhiều người đang dùng để giảm đau tuy nhiên không phải ai cũng có thể chườm nóng hoặc chườm lạnh (Ảnh minh họa)
Chườm nóng hoặc chườm lạnh là cách mà nhiều người đang dùng để giảm đau tuy nhiên không phải ai cũng có thể chườm nóng hoặc chườm lạnh (Ảnh minh họa)

6. Ăn tại bàn làm việc

Ăn trưa ngay tại bàn làm việc có thể là thói quen không tốt cho sức khỏe bởi lẽ có rất nhiều loại vi khuẩn trên bàn làm việc của bạn. Không những vậy, việc vừa ăn trưa vừa xem phim có thể khiến bạn không tập trung khi ăn và gây ảnh hưởng cho hoạt động tiêu hóa.

Ăn trưa ngay tại bàn làm việc có thể là thói quen không tốt cho sức khỏe bởi lẽ có rất nhiều loại vi khuẩn trên bàn làm việc của bạn. (Ảnh minh họa)
Ăn trưa ngay tại bàn làm việc có thể là thói quen không tốt cho sức khỏe bởi lẽ có rất nhiều loại vi khuẩn trên bàn làm việc của bạn. (Ảnh minh họa)

7. Không quan tâm đến tư thế ngồi

Cột sống là bộ phận quan trọng trên cơ thể nhưng nhiều người hiện nay đã vô tình làm ảnh hưởng đến nó. Tư thế ngồi không đúng là một trong những tác nhân dẫn đến điều này.

Tư thế ngồi không đúng là một trong những tác nhân ảnh hưởng đến cột sống (Ảnh minh họa)
Tư thế ngồi không đúng là một trong những tác nhân ảnh hưởng đến cột sống (Ảnh minh họa)

8. Nằm ngủ không đúng tư thế

Một giấc ngủ ngon sẽ giúp chúng ta lấy lại tinh thần để bắt đầu một ngày mới khỏe khoắn. Tuy nhiên, tư thế ngủ sai cũng có thể khiến bạn cảm thấy mệt mỏi và đau nhức hơn.

Nhiều người có thói quen nằm thu người cong về một phía mà không biết rằng chúng có thể chính là nguyên nhân của những cơn nhức mỏi sau mỗi giấc ngủ. Khi đó, cột sống sẽ không được giữ thẳng suốt đêm dễ dẫn tới chứng đau cột sống, lâu dài còn gây ảnh hưởng đến dáng đi. Đầu gối co cả đêm dễ gây đau khớp hoặc chuột rút khi tỉnh dậy.

Tư thế ngủ sai cũng có thể khiến bạn cảm thấy mệt mỏi và đau nhức hơn (Ảnh minh họa)
Tư thế ngủ sai cũng có thể khiến bạn cảm thấy mệt mỏi và đau nhức hơn (Ảnh minh họa)

Ngoài ra, thói quen nằm xấp được nhiều người lựa chọn tuy nhiên chúng lại gây rất nhiều rắc rối cho sức khỏe. Nằm ở tư thế này sẽ tạo áp lực lên các khớp và cơ bắp gây kích thích dây thần kinh dẫn đến tê và đau nhức. Ngoài ra, chúng còn khiến bạn cảm thấy khó thở khi ngủ. 

9. Bỏng ngô nổ bằng lò vi sóng

Bỏng ngô nổ bằng lò vi sóng cũng sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh phổi. (Ảnh minh họa)
Bỏng ngô nổ bằng lò vi sóng cũng sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh phổi. (Ảnh minh họa)

Bỏng ngô nổ bằng lò vi sóng cũng sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh phổi. Bỏng ngô có chứa chất diacetyl, một hóa chất được tìm thấy trong phụ gia hương liệu được sử dụng để sản xuất bỏng ngô. Diacetyl sẽ làm tăng nguy cơ mắc chứng “phổi bỏng ngô”, một dạng bệnh phổi tắc nghẽn không thể đảo ngược được, gây sẹo hóa trong phổi và khiến không khí khó lưu thông qua.

10. Uống nhiều sữa tách béo

Nhiều người cho rằng sữa tách béo không chứa chất béo là thức uống lành mạnh nhưng thực tế không phải vậy. Lượng vitamin A có trong sữa tách béo sẽ ít hơn các loại sữa thông thường khác khiến cơ thể bị thiếu hụt vitamin A.

Nhiều người cho rằng sữa tách béo không chứa chất béo là thức uống lành mạnh nhưng thực tế không phải vậy (Ảnh minh họa)
Nhiều người cho rằng sữa tách béo không chứa chất béo là thức uống lành mạnh nhưng thực tế không phải vậy (Ảnh minh họa)

Ngoài ra, chất béo trong sữa ít béo thực chất được thay bằng các chất tổng hợp không tốt cho sức khỏe. Do đó, uống sữa tách béo nhiều khiến bạn có nguy cơ cao bị xơ vữa động mạch và làm tăng nguy cơ đau tim.

Theo Khampha.vn