Anh: Sinh viên bán dâm để trả học phí, nhà trường 'nhắm mắt làm ngơ'

10:25, 02/01/2019

Theo tờ Independent, các trường đại học ở Anh nên chấm dứt việc làm ngơ khi số lượng sinh viên bán dâm để trả học phí ngày một tăng.

Theo tờ Independent, các trường đại học ở Anh nên chấm dứt việc làm ngơ khi số lượng sinh viên bán dâm để trả học phí ngày một tăng.

Hoàn cảnh đưa đẩy

Theo tờ Independent, các trường đại học ở Anh nên chấm dứt việc làm ngơ khi số lượng sinh viên bán dâm để trả học phí ngày một tăng.

Theo đó, chi phí ăn ở và học phí tăng cao, ứng dụng hẹn hò trực tuyến là nguyên nhân chính khiến sinh viên vướng vào mại dâm trong quá trình học tập.

Bỏ ngoài tai những chứng cứ rõ ràng, nhiều trường đại học đang “nhắm mắt làm ngơ” và trong một vài trường hợp, nhà trường cố gắng ngăn chặn các nhóm muốn hỗ trợ sinh viên đang hoạt động mại dâm.

Điển hình là trường hợp của một sinh viên vì hoàn cảnh đã phải hoạt động mại dâm. Sinh viên này bị gia đình đuổi khỏi nhà và bị nhà trường đe dọa sẽ cho thôi học.

Tổ chức English Collective of Prostitutes (viết tắt là ECP - là một nhóm bảo vệ quyền của người bị hại khi vướng vào con đường mại dâm do nghèo đói) nói với tờ Independent rằng, số lượng sinh viên tiếp cận với tổ chức đã tăng lên trong năm qua.

Ảnh: Independent
Ảnh: Independent

Sinh viên giấu tên của một trường đại học ở nước Anh bán dâm từ khi 18 tuổi bởi cô không đủ khả năng trả tiền thuê nhà. 

Nữ sinh viên này không được bố mẹ hỗ trợ tài chính. Cô cũng cố gắng thử làm một công việc khác nhưng việc vừa đi học vừa đi làm khiến cô gặp khó khăn khi cân bằng thời gian. Cô chia sẻ: “Tôi chẳng còn sự lựa chọn nào khác”.

Cô sinh viên 22 tuổi này giờ đây muốn tiếp tục việc học để có bằng thạc sĩ và tiến sĩ. Nhưng muốn hiện thực hóa mục tiêu đó, cô phải tiếp tục bán dâm. Tuy vậy, cô bị đuổi khỏi chỗ ở và trường đại học cảnh cáo sẽ đuổi học bởi cô dính dáng đến hoạt động mại dâm.

Trong suốt buổi họp ban giám hiệu, hội đồng trường đại học đó nói rằng, họ sẽ đuổi nữ sinh này vì vi phạm đạo đức và làm cho trường mang tiếng xấu.

Cô kể lại: “Tôi rất cởi mở khi chia sẻ cuộc sống của tôi với họ trong suốt cuộc họp. Tôi hi vọng rằng buổi họp ấy mở ra để giúp đỡ tôi, không ngờ cuối cùng tôi lại bị kỷ luật.

Tôi nghĩ, họ là người muốn tôi dừng công việc này nhưng họ chính là người đã tước đi cơ hội duy nhất của tôi, đó là tấm bằng đại học. Tấm bằng là thứ duy nhất giúp tôi bước ra khỏi ‘vũng bùn’ đó”.

Không lối thoát

Nữ sinh kể trên không phải là người duy nhất. Tổ chức ECP đã phát hiện được hàng loạt trường hợp các trường đại học dọa đuổi sinh viên nếu họ không chấm dứt hoạt động mại dâm.

Bên cạnh đó, thu thập số liệu chính xác về số lượng sinh viên bán dâm là điều khó khăn vì nhiều người lo lắng họ sẽ dính vào mớ bòng bong khi danh tính của họ được công bố.

Nhưng con số thống kê được từ trang “Save the Student - Cứu lấy sinh viên” phát hiện nhiều hơn 10 người “bán cơ thể” để kiếm tiền, trong đó gồm có mại dâm, hẹn hò với "bố nuôi" hay quay video khiêu dâm.

Nổi bật nhất là xu hướng “hẹn hò với bố nuôi”, khi các thiếu nữ được trả tiền để hò hẹn với người đàn ông già hơn mình hàng chục tuổi đang dần trở nên phổ biến. Năm ngoái, một trang mạng có tên SeekingArrangement đã hút hơn trăm sinh viên đại học đăng ký tìm đối tượng.

Sự phát triển của công nghệ giúp cho mọi người tự quay video và đăng tải lên mạng một cách thuận tiện. Hệ quả là càng nhiều sinh viên tự quay clip khiêu dâm để kiếm tiền bởi việc này mang lại ít rủi ro hơn.

Ảnh: MSN News
Ảnh: MSN News

Một sinh viên giấu tên khác của trường đại học xứ Wales chia sẻ rằng, cô chỉ hoạt động mại dâm trực tuyến. Cô nói: “Tôi mắc chứng rối loạn lo âu và việc gặp mặt người lạ khiến tôi khá căng thẳng. Mặt đối mặt không hấp dẫn tôi chút nào”.

Cô gái 23 tuổi này bắt đầu quay những video khiêu dâm từ năm 2 đại học. Cô cũng chia sẻ rằng, bạn bè cô chả ai ngạc nhiên khi cô kể cho họ công việc mà cô đang làm. 

Cô ấy kiếm được khoảng 70 bảng Anh (khoảng hơn 2 triệu VNĐ) mỗi tuần nhờ việc quay video và số tiền đó được dùng để mua thức ăn.

Ngó lơ vì sợ tiếng xấu

Tuy vậy, rất ít trường đại học có mục hỗ trợ sinh viên trên trang web của họ. Thậm chí vài nhân viên trong Hiệp hội sinh viên còn bị quản trị viên chặn khi yêu cầu trường đó giúp đỡ.

Bà Watson nói: “Những trường đại học sợ mang tiếng xấu. Họ nhờ vào những bài viết tích cực để kiếm danh tiếng rồi sau đó thu hút sinh viên đến học”.

Theo ý kiến của bà Sarah Lasoye, nhân viên của Liên Hiệp Sinh viên Toàn quốc, các trường đại học nên có trách nhiệm với phúc lợi của sinh viên. Cho dù những nữ sinh kia đã đủ tuổi để nhận thức được hành vi của họ nhưng hội đồng nhà trường cần để mắt và ủng hộ sinh viên nhiều hơn nữa.