Những tòa nhà kỳ dị giữa đô thị thế giới

22:41, 29/12/2016

Tòa nhà chọc trời có hình dạng như một khối xếp hình dang dở ở Bangkok, Thái Lan, vừa gia nhập danh sách công trình có kiến trúc kỳ dị ở các đô thị trên khắp thế giới.

Tòa nhà chọc trời có hình dạng như một khối xếp hình dang dở ở Bangkok, Thái Lan, vừa gia nhập danh sách công trình có kiến trúc kỳ dị ở các đô thị trên khắp thế giới. 

Nhung toa nha ky di giua do thi the gioi hinh anh 1

Tháp MahaNakhon, Bangkok, Thái Lan: Bangkok vừa khánh thành tòa nhà chọc trời cao nhất Thái Lan, MahaNakhon, bằng màn trình diễn ánh sáng ấn tượng. Tòa nhà do kiến trúc sư người Đức Ole Scheeren thiết kế mang phong cách hình học độc đáo. Theo Scheeren, sự hòa trộn giữa truyền thống và hiện đại đem đến cho Bangkok một diện mạo khác thường với những công trình kì dị nhất hành tinh. "Họ có tòa nhà hình robot, hình voi, hình đĩa bay ngoài hành tinh... Tất cả nằm liền kề với đền chùa, bản sắc và kết cấu truyền thống của người Thái". 


Nhung toa nha ky di giua do thi the gioi hinh anh 2

MahaNakhon trở thành tòa nhà cao nhất thành phố sau khi được hoàn thành vào cuối năm nay. Theo Scheeren, tòa nhà này là "một minh chứng của sức mạnh". Cách sử dụng không gian khác biệt cùng thiết kế mặt tiền độc đáo đã tạo ra một cuộc đối thoại không ngừng với thành phố sôi động này. Hình dạng của tòa nhà dựa trên các khối vuông đuổi nhau khiến nó trông như chưa được hoàn thiện hoặc khiến người ta liên tưởng tới các khối vuông trong trò chơi rút gỗ Jenga.  


Tháp CCTV, Bắc Kinh, Trung Quốc: Được người dân địa phương gọi là "Chiếc quần lớn", tháp CCTV, trụ sở của Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc, nổi bật giữa các tòa nhà thương mại của thủ đô Bắc Kinh. Tòa nhà do Ole Scheeren cùng kiến trúc sư Hà Lan Rem Koolhaas phối hợp thiết kế. Công trình có hình dáng khác thường với 2 phần nhà tách rời được nối với nhau, tạo ra hình ảnh một khối 3D độc đáo khi nhìn từ xa. Theo CCTV, thiết kế mang tính đột phá này thể hiện hình ảnh một thành phố Bắc Kinh đang đổi mới, góp phần tạo dựng hình ảnh cho CCTV cũng như thúc đẩy sự phát triển của kiến trúc Trung Quốc. 
Tháp CCTV, Bắc Kinh, Trung Quốc: Được người dân địa phương gọi là "Chiếc quần lớn", tháp CCTV, trụ sở của Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc, nổi bật giữa các tòa nhà thương mại của thủ đô Bắc Kinh. Tòa nhà do Ole Scheeren cùng kiến trúc sư Hà Lan Rem Koolhaas phối hợp thiết kế. Công trình có hình dáng khác thường với 2 phần nhà tách rời được nối với nhau, tạo ra hình ảnh một khối 3D độc đáo khi nhìn từ xa. Theo CCTV, thiết kế mang tính đột phá này thể hiện hình ảnh một thành phố Bắc Kinh đang đổi mới, góp phần tạo dựng hình ảnh cho CCTV cũng như thúc đẩy sự phát triển của kiến trúc Trung Quốc. 

Khu tổ hợp nhà ở Interlace của Singapore: Công trình này đã đạt giải thưởng Công trình Thế giới của năm tại Festival Kiến trúc Thế giới năm 2015 vì tiên phong về tư duy kiến trúc đương đại và đại diện cho một lối suy nghĩ mới về phát triển nhà ở xã hội. Interlace gồm những tòa nhà quần tụ tạo thành những hình lục giác với 8 khoảnh sân chung, tạo nên cảm nhận về khoảng không gian mở và linh hoạt.
Khu tổ hợp nhà ở Interlace của Singapore: Công trình này đã đạt giải thưởng Công trình Thế giới của năm tại Festival Kiến trúc Thế giới năm 2015 vì tiên phong về tư duy kiến trúc đương đại và đại diện cho một lối suy nghĩ mới về phát triển nhà ở xã hội. Interlace gồm những tòa nhà quần tụ tạo thành những hình lục giác với 8 khoảnh sân chung, tạo nên cảm nhận về khoảng không gian mở và linh hoạt.

Cấu trúc đan xen của Interlace đã phá bỏ rào cản trong thiết kế nhà ở tại Singapore. Kiến trúc sư danh tiếng người Anh, Peter Cook, thành viên ban giám khảo của Festival Kiến trúc Thế giới năm 2015 gọi công trình này là "nhân tố thay đổi cuộc chơi" như một tuyên ngôn mới về kiến trúc đô thị nhờ tận dụng không gian sáng tạo theo chiều ngang. Tổ hợp chung cư này hiện được xem là biểu tượng của kiến trúc chung cư ở đảo quốc sư tử.
Cấu trúc đan xen của Interlace đã phá bỏ rào cản trong thiết kế nhà ở tại Singapore. Kiến trúc sư danh tiếng người Anh, Peter Cook, thành viên ban giám khảo của Festival Kiến trúc Thế giới năm 2015 gọi công trình này là "nhân tố thay đổi cuộc chơi" như một tuyên ngôn mới về kiến trúc đô thị nhờ tận dụng không gian sáng tạo theo chiều ngang. Tổ hợp chung cư này hiện được xem là biểu tượng của kiến trúc chung cư ở đảo quốc sư tử.

Collaborative Cloud, Berlin, Đức: "Đám mây hợp tác" được Ole Scheeren thiết kế làm trụ sở mới cho một công ty truyền thông hàng đầu ở châu Âu. Khoảng không gian lớn ở giữa tòa nhà giúp các nhân viên có thể dễ dàng di chuyển từ nơi làm việc đến không gian nghỉ ngơi, sinh hoạt tập thể của công ty. Trọng tâm mà Scheeren hướng tới trong thiết kế này là sự chia sẻ, hợp tác và gắn kết giữa các thành viên của tổ chức trong thời đại kĩ thuật số.
Collaborative Cloud, Berlin, Đức: "Đám mây hợp tác" được Ole Scheeren thiết kế làm trụ sở mới cho một công ty truyền thông hàng đầu ở châu Âu. Khoảng không gian lớn ở giữa tòa nhà giúp các nhân viên có thể dễ dàng di chuyển từ nơi làm việc đến không gian nghỉ ngơi, sinh hoạt tập thể của công ty. Trọng tâm mà Scheeren hướng tới trong thiết kế này là sự chia sẻ, hợp tác và gắn kết giữa các thành viên của tổ chức trong thời đại kĩ thuật số.

1500 West Georgia, Vancouver, Canada: Ở châu Mỹ, Scheeren đã thiết kế tòa nhà cao tầng đa năng 1500 West Georgia tại Canada. Các không gian sống được thiết kế khéo léo trong tòa nhà cao tầng với diện tích mặt sàn hạn chế. Công trình dự kiến được xây dựng tại thành phố Vancouver.
1500 West Georgia, Vancouver, Canada: Ở châu Mỹ, Scheeren đã thiết kế tòa nhà cao tầng đa năng 1500 West Georgia tại Canada. Các không gian sống được thiết kế khéo léo trong tòa nhà cao tầng với diện tích mặt sàn hạn chế. Công trình dự kiến được xây dựng tại thành phố Vancouver.

Bảo tàng Nghệ thuật Guardian, Bắc Kinh, Trung Quốc: Công trình này kết hợp việc trưng bày và bán đấu giá các tác phẩm nghệ thuật. Tòa nhà dự kiến được hoàn thành vào năm 2017 và nằm ngay gần Tử Cấm Thành. Không gian bên trong sẽ bao gồm cả một số nhà hàng và khoảng 120 phòng khách sạn.
Bảo tàng Nghệ thuật Guardian, Bắc Kinh, Trung Quốc: Công trình này kết hợp việc trưng bày và bán đấu giá các tác phẩm nghệ thuật. Tòa nhà dự kiến được hoàn thành vào năm 2017 và nằm ngay gần Tử Cấm Thành. Không gian bên trong sẽ bao gồm cả một số nhà hàng và khoảng 120 phòng khách sạn.

Công trình được thiết kế nhằm hài hòa với không gian lịch sử bao quanh nó bằng cách sử dụng các chất liệu, màu sắc và cấu trúc truyền thống của Trung Quốc. 
Công trình được thiết kế nhằm hài hòa với không gian lịch sử bao quanh nó bằng cách sử dụng các chất liệu, màu sắc và cấu trúc truyền thống của Trung Quốc. 

Tháp đôi DUO, Singapore: Scheeren thiết kế tòa tháp đôi DUO theo hướng tòa nhà văn phòng hiện đại, đa năng tại khu trung tâm thương mại của Singarpore. Hai tòa tháp với khoảng không ở giữa tạo nên mối liên hệ giữa không gian thương mại hiện đại ở đây với khu Kampong Glam truyền thống của Singapore. 
Tháp đôi DUO, Singapore: Scheeren thiết kế tòa tháp đôi DUO theo hướng tòa nhà văn phòng hiện đại, đa năng tại khu trung tâm thương mại của Singarpore. Hai tòa tháp với khoảng không ở giữa tạo nên mối liên hệ giữa không gian thương mại hiện đại ở đây với khu Kampong Glam truyền thống của Singapore. 

Nhung toa nha ky di giua do thi the gioi hinh anh 11

Tháp Angkasa Raya, Kuala Lumpur, Malaysia: Nằm cạnh Tháp đôi Petronas nổi tiếng của Kuala Lumpur, tháp Angkasa Raya sẽ có chiều cao 268 m sau khi được hoàn thành với 4 tầng vườn nhiệt đới nằm ở giữa tòa tháp. Scheeren thiết kế tòa tháp này với mong muốn thể hiện được tính chất đa dạng, đa văn hóa của đất nước Malaysia. 

 Theo Tri thức trực tuyến