Báu vật thiên nhiên ở bán đảo Sơn Trà

11:14, 17/05/2017

Sau nhiều năm khảo sát, nghiên cứu về đa dạng sinh học bán đảo Sơn Trà (TP Đà Nẵng), các chuyên gia Viện Sinh thái học miền Nam ghi nhận "báu vật thiên nhiên" hiếm nơi nào có được.

Sau nhiều năm khảo sát, nghiên cứu về đa dạng sinh học bán đảo Sơn Trà (TP Đà Nẵng), các chuyên gia Viện Sinh thái học miền Nam ghi nhận "báu vật thiên nhiên" hiếm nơi nào có được.

Toàn cảnh bán đảo Sơn Trà nhìn từ trên cao. Sau nhiều năm điền giã, nghiên cứu, tiến sĩ Vũ Ngọc Long, nguyên Viện trưởng Viện Sinh thái học miền Nam, ví bán đảo này giống hòn ngọc của biển Đông, "lá phổi xanh" điều hòa không khí trong lành cho TP Đà Nẵng.
Toàn cảnh bán đảo Sơn Trà nhìn từ trên cao. Sau nhiều năm điền giã, nghiên cứu, tiến sĩ Vũ Ngọc Long, nguyên Viện trưởng Viện Sinh thái học miền Nam, ví bán đảo này giống hòn ngọc của biển Đông, "lá phổi xanh" điều hòa không khí trong lành cho TP Đà Nẵng.

 

Bán đảo Sơn Trà thoắt ẩn, thoắt hiện giữa mây trời - góc nhìn từ phía bãi biển Mỹ Khê.
Bán đảo Sơn Trà thoắt ẩn, thoắt hiện giữa mây trời - góc nhìn từ phía bãi biển Mỹ Khê.

 

Theo các chuyên gia Viện Sinh thái học miền Nam, bán đảo Sơn Trà có 985 loài thực vật và 287 loài động vật có xương sống ở trên cạn (36 loài thú, 106 loài chim, 23 loài bò sát, 113 loài động vật không xương sống). Để ghi nhận được những hình ảnh động, thực vật quý hiếm ở Sơn Trà, các chuyên gia "ngụy trang" quần áo bằng lá cây để gần gũi với thiên nhiên, đi lại nhiều chuyến công tác mới có thể chụp được những bức ảnh chân thực nhất.
Theo các chuyên gia Viện Sinh thái học miền Nam, bán đảo Sơn Trà có 985 loài thực vật và 287 loài động vật có xương sống ở trên cạn (36 loài thú, 106 loài chim, 23 loài bò sát, 113 loài động vật không xương sống). Để ghi nhận được những hình ảnh động, thực vật quý hiếm ở Sơn Trà, các chuyên gia "ngụy trang" quần áo bằng lá cây để gần gũi với thiên nhiên, đi lại nhiều chuyến công tác mới có thể chụp được những bức ảnh chân thực nhất.

 

Theo tiến sĩ Long, bán đảo Sơn Trà còn khoảng 20 đàn với khoảng 300 đến 350 cá thể voọc chà vá chân nâu. Với đặc trưng 5 màu, Voọc chà vá chân nâu (hay còn gọi là Chà vá chân đỏ hoặc Voọc ngũ sắc) được tổ chức bảo vệ động vật hoang dã quốc tế tôn vinh là “nữ hoàng” của các loài linh trưởng.
Theo tiến sĩ Long, bán đảo Sơn Trà còn khoảng 20 đàn với khoảng 300 đến 350 cá thể voọc chà vá chân nâu. Với đặc trưng 5 màu, Voọc chà vá chân nâu (hay còn gọi là Chà vá chân đỏ hoặc Voọc ngũ sắc) được tổ chức bảo vệ động vật hoang dã quốc tế tôn vinh là “nữ hoàng” của các loài linh trưởng.

 

Loài này thuộc danh mục nhóm IIB ở mức nguy cấp trong sách đỏ Việt Nam. Tổ chức bảo tồn thiên nhiên thế giới cũng xếp Voọc chà vá chân nâu vào danh sách các loài động vật cần được bảo vệ vô điều kiện. UBND TP Đà Nẵng đã chọn Voọc chà vá chân nâu làm hình ảnh đại diện cho thành phố, nhân sự kiện APEC 2017 mang ý nghĩa thành phố thân thiện với môi trường.
Loài này thuộc danh mục nhóm IIB ở mức nguy cấp trong sách đỏ Việt Nam. Tổ chức bảo tồn thiên nhiên thế giới cũng xếp Voọc chà vá chân nâu vào danh sách các loài động vật cần được bảo vệ vô điều kiện. UBND TP Đà Nẵng đã chọn Voọc chà vá chân nâu làm hình ảnh đại diện cho thành phố, nhân sự kiện APEC 2017 mang ý nghĩa thành phố thân thiện với môi trường.

 

Các chuyên gia chụp được ảnh mèo rừng ở bán đảo Sơn Trà, một trong những loài động vật quý hiếm thuộc danh mục nhóm IB, mức nguy cấp trong sách đỏ Việt Nam.
Các chuyên gia chụp được ảnh mèo rừng ở bán đảo Sơn Trà, một trong những loài động vật quý hiếm thuộc danh mục nhóm IB, mức nguy cấp trong sách đỏ Việt Nam.

 

Chồn bạc má, loài động vật hoang dã quý hiếm nằm trong sách đỏ Việt Nam mới được phát hiện ở bán đảo Sơn Trà, gây ngạc nhiên cho giới chuyên gia sinh thái môi trường.
Chồn bạc má, loài động vật hoang dã quý hiếm nằm trong sách đỏ Việt Nam mới được phát hiện ở bán đảo Sơn Trà, gây ngạc nhiên cho giới chuyên gia sinh thái môi trường.

 

Hoa Uvaria Vietnamesis (Endemis), loài hoa đặc hữu mới được phát hiện ở bán đảo Sơn Trà.
Hoa Uvaria Vietnamesis (Endemis), loài hoa đặc hữu mới được phát hiện ở bán đảo Sơn Trà.

 

Cây chò đen trổ hoa tuyệt đẹp, loài thực vật đặc hữu được phát hiện ở Sơn Trà.
Cây chò đen trổ hoa tuyệt đẹp, loài thực vật đặc hữu được phát hiện ở Sơn Trà.

 

 Rặng san hô cứng cao nhất khu vực nam Sơn Trà. Theo thống kê của tiến sĩ Long, Bãi Nồm có 52 loài san hô, Bãi Bụt, Mũi Giòn có 47 loài...
 Rặng san hô cứng cao nhất khu vực nam Sơn Trà. Theo thống kê của tiến sĩ Long, Bãi Nồm có 52 loài san hô, Bãi Bụt, Mũi Giòn có 47 loài...

 

Loài cua đá được phát hiện ở ven suối bán đảo Sơn Trà.
Loài cua đá được phát hiện ở ven suối bán đảo Sơn Trà.

 

 Hệ động, thực vật phong phú ở khu vực rừng bán đảo Sơn Trà. 
 Hệ động, thực vật phong phú ở khu vực rừng bán đảo Sơn Trà. 

 

 Bán đảo Sơn Trà (TP Đà Nẵng), nơi có nhiều loài động, thực vật đặc hữu quý hiếm. Ảnh: Thiên Sơn. 
 Bán đảo Sơn Trà (TP Đà Nẵng), nơi có nhiều loài động, thực vật đặc hữu quý hiếm. Ảnh: Thiên Sơn. 

Sơn Trà - hòn ngọc của biển Đông

Nhiều năm cùng đồng nghiệp khảo sát, nghiên cứu bán đảo Sơn Trà, tiến sĩ Vũ Ngọc Long, nguyên Viện trưởng Viện sinh thái học miền Nam, nhận định Sơn Trà có thể xem là "hòn ngọc của biển Đông", có vai trò rất quan trọng trong vùng đới ven bờ khu vực miền Trung.

Theo ông Long, bán đảo Sơn Trà là nơi chứa rất nhiều hệ sinh thái khép kín từ trên đỉnh núi cho đến xuống tận đáy ờ ven biển. Khu vực này được xem là "lá phổi xanh" của TP Đà Nẵng và các vùng lân cận; có vai trò cân bằng nguồn nước, các mạch nước ngầm trải dài từ đỉnh đến chân núi cũng như vùng phụ cận. Đây cũng là nơi cung cấp nguồn nước ngọt, lâu dài và bền vững cho khu vực này.

Sơn Trà sở hữu những nguồn gen quý hiếm, nền tảng tái tạo đa dạng sinh học. Đặc biệt bán đảo này có vị trí tiền tiêu mang ý nghĩa về mặt lịch sử, an ninh quốc phòng vùng ven biển của đất nước.

Theo Tri thức trực tuyến