Những đặc sản kỳ dị trên thế giới

23:50, 08/06/2017

Mỗi quốc gia đều có những món ăn mà không phải du khách nào cũng có đủ can đảm nếm thử.

Mỗi quốc gia đều có những món ăn mà không phải du khách nào cũng có đủ can đảm nếm thử. 

Sinh tố nhái sống (Lima, Peru): Được cho là có thể chữa các bệnh về hen suyễn và tăng cường sinh lực cho nam giới, món sinh tố này gồm nhái được lột da, làm sạch nội tạng, sau đó xay nhuyễn cùng cà rốt, rễ maca Peru và mật ong. Ảnh: This Is Insider.
Sinh tố nhái sống (Lima, Peru): Được cho là có thể chữa các bệnh về hen suyễn và tăng cường sinh lực cho nam giới, món sinh tố này gồm nhái được lột da, làm sạch nội tạng, sau đó xay nhuyễn cùng cà rốt, rễ maca Peru và mật ong. Ảnh: This Is Insider.

 

Sinh tố nhái có màu xanh nâu và vị khá lạ. Tuy nhiên, nếu biết thành phần tạo ra món đồ uống này, chắc ít ai dám thử. Ảnh: Look4ward.
Sinh tố nhái có màu xanh nâu và vị khá lạ. Tuy nhiên, nếu biết thành phần tạo ra món đồ uống này, chắc ít ai dám thử. Ảnh: Look4ward.

 

Chuột (Malawi): Ở nhiều khu vực của Malawi, trong đó có thủ đô Lilongwe, chuột là đặc sản và được bày bán ở các khu chợ, hàng quán hay vệ đường. Bạn có thể bắt gặp những cậu bé bán chuột luộc hay các phụ nữ bán chuột khô dọc đường. Ảnh: Reuters.
Chuột (Malawi): Ở nhiều khu vực của Malawi, trong đó có thủ đô Lilongwe, chuột là đặc sản và được bày bán ở các khu chợ, hàng quán hay vệ đường. Bạn có thể bắt gặp những cậu bé bán chuột luộc hay các phụ nữ bán chuột khô dọc đường. Ảnh: Reuters.

 

Thằn lằn đuôi gai (Ả Rập Saudi): Thằn lằn đuôi gai có thể được nướng lên hoặc ăn sống. Người dân một số quốc gia Trung Đông cho rằng chúng có khả năng chữa bệnh và bồi bổ sức khỏe. Ảnh: Reuters.
Thằn lằn đuôi gai (Ả Rập Saudi): Thằn lằn đuôi gai có thể được nướng lên hoặc ăn sống. Người dân một số quốc gia Trung Đông cho rằng chúng có khả năng chữa bệnh và bồi bổ sức khỏe. Ảnh: Reuters.

 

Smalahove (Na Uy): Món ăn truyền thống này là đầu cừu được làm sạch, thui qua, bổ làm đôi và sau đó hầm hoặc luộc trong khoảng 3 tiếng đồng hồ. Việc nhìn thấy nửa chiếc đầu cừu trên đĩa khiến nhiều du khách mất cảm giác thèm ăn. Ảnh: Brainchemist/Wordpress. 
Smalahove (Na Uy): Món ăn truyền thống này là đầu cừu được làm sạch, thui qua, bổ làm đôi và sau đó hầm hoặc luộc trong khoảng 3 tiếng đồng hồ. Việc nhìn thấy nửa chiếc đầu cừu trên đĩa khiến nhiều du khách mất cảm giác thèm ăn. Ảnh: Brainchemist/Wordpress. 

 

Shirako (Nhật Bản): Người Nhật nổi tiếng với sở thích khám phá những món ăn lạ lùng. Trong đó, Shirako là tinh hoàn cá tuyết có thể được nấu chín hoặc ăn sống. Ảnh: Kazuki Warashina/Pinterest.
Shirako (Nhật Bản): Người Nhật nổi tiếng với sở thích khám phá những món ăn lạ lùng. Trong đó, Shirako là tinh hoàn cá tuyết có thể được nấu chín hoặc ăn sống. Ảnh: Kazuki Warashina/Pinterest.

 

Lutefisk (Na Uy): Cá tuyết khô được ngâm nước sáu ngày, sau đó ngâm tiếp vào dung dịch kiềm trong hai ngày, tới khi cá đạt độ pH là 12. Lúc này, cá chua đến mức khó ăn nổi, và phải ngâm tiếp vào nước lạnh trong sáu ngày. Thành phẩm cuối cùng sẽ được đem hấp trong khoảng 25 phút. Tất nhiên, vị của chúng không dễ chịu chút nào. Ảnh: Rema.
Lutefisk (Na Uy): Cá tuyết khô được ngâm nước sáu ngày, sau đó ngâm tiếp vào dung dịch kiềm trong hai ngày, tới khi cá đạt độ pH là 12. Lúc này, cá chua đến mức khó ăn nổi, và phải ngâm tiếp vào nước lạnh trong sáu ngày. Thành phẩm cuối cùng sẽ được đem hấp trong khoảng 25 phút. Tất nhiên, vị của chúng không dễ chịu chút nào. Ảnh: Rema.

 

Dơi nướng (Indonesia): Dơi được coi là đặc sản và bày bán ở nhiều nhà hàng hay quán ăn vỉa hè. Dơi có nhiều kích cỡ và được chế biến thành các món khác nhau. Phần lớn các quán đều để nguyên con, tạo cảnh tượng khá đáng sợ cho những người không quen. Ảnh: Avaxnews.
Dơi nướng (Indonesia): Dơi được coi là đặc sản và bày bán ở nhiều nhà hàng hay quán ăn vỉa hè. Dơi có nhiều kích cỡ và được chế biến thành các món khác nhau. Phần lớn các quán đều để nguyên con, tạo cảnh tượng khá đáng sợ cho những người không quen. Ảnh: Avaxnews.

 

Ốc sên (Pháp): Thịt ốc sên được nấu với rượu trắng, bơ và mùi tây. Nhiều người cho rằng món này có vị dai như cao su và tương tự như trai. Tuy nhiên, du khách được khuyên là nên thử món này ở những nhà hàng trung hoặc cao cấp để đảm bảo an toàn. Ảnh: Epicurious.
Ốc sên (Pháp): Thịt ốc sên được nấu với rượu trắng, bơ và mùi tây. Nhiều người cho rằng món này có vị dai như cao su và tương tự như trai. Tuy nhiên, du khách được khuyên là nên thử món này ở những nhà hàng trung hoặc cao cấp để đảm bảo an toàn. Ảnh: Epicurious.

 

Bọ xít (châu Phi): Loài côn trùng có mùi khó chịu này thường được luộc hoặc rán giòn và có vị khá ngậy. Ảnh: Fat Abert/Pinterest.
Bọ xít (châu Phi): Loài côn trùng có mùi khó chịu này thường được luộc hoặc rán giòn và có vị khá ngậy. Ảnh: Fat Abert/Pinterest.

 

Steak Tartare (Pháp): Món ăn này gồm thịt bò hoặc thịt ngựa sống băm nhỏ, ăn kèm hành, bạch hoa và gia vị, đôi khi có thêm một quả trứng sống. Ảnh: Gran Luchito.
Steak Tartare (Pháp): Món ăn này gồm thịt bò hoặc thịt ngựa sống băm nhỏ, ăn kèm hành, bạch hoa và gia vị, đôi khi có thêm một quả trứng sống. Ảnh: Gran Luchito.

 

Sâu Mopane (Nam Phi): Loại sâu béo ngậy này thường được phơi khô hay hun khói để bảo quản. Khi chế biến, chúng được ngâm nước và sau đó nấu với sốt cà chua hoặc sốt cay để tạo mùi vị dễ ăn hơn. Một số người cho rằng chúng có vị như gà nướng mật ong. Ảnh: Hostelworld.
Sâu Mopane (Nam Phi): Loại sâu béo ngậy này thường được phơi khô hay hun khói để bảo quản. Khi chế biến, chúng được ngâm nước và sau đó nấu với sốt cà chua hoặc sốt cay để tạo mùi vị dễ ăn hơn. Một số người cho rằng chúng có vị như gà nướng mật ong. Ảnh: Hostelworld.

 

Chuột lang (Nam Mỹ): Những chú chuột đáng yêu này lại là một đặc sản được yêu thích ở một số quốc gia Nam Mỹ. Chúng thường được rán hoặc hầm, và có vị như thịt thỏ. Ảnh: Remezcla.
Chuột lang (Nam Mỹ): Những chú chuột đáng yêu này lại là một đặc sản được yêu thích ở một số quốc gia Nam Mỹ. Chúng thường được rán hoặc hầm, và có vị như thịt thỏ. Ảnh: Remezcla.

 

Hongeo-hoe (Hàn Quốc): Món cá đuối lên men này có mùi khai khó chịu, nhiều người ví chúng có mùi như nhà vệ sinh. Trong đó, cá đuối được để lên men tự nhiên và sau đó ăn sống mà không cần chế biến hay nấu nướng gì. Bạn có thể ăn kèm cá với kim chi rượu gạo để bớt mùi vị khó nuốt. Ảnh: NPR.
Hongeo-hoe (Hàn Quốc): Món cá đuối lên men này có mùi khai khó chịu, nhiều người ví chúng có mùi như nhà vệ sinh. Trong đó, cá đuối được để lên men tự nhiên và sau đó ăn sống mà không cần chế biến hay nấu nướng gì. Bạn có thể ăn kèm cá với kim chi rượu gạo để bớt mùi vị khó nuốt. Ảnh: NPR.

 

Kiviak (Greenland): Hàng trăm con chim anca được nhồi chặt vào một bộ da hải cẩu, sau đó ép hết không khí và khâu chặt lại, bôi mỡ hải cẩu bên ngoài để đuổi ruồi. Tất cả được chôn dưới một đống đá và để khoảng ba tháng cho chim lên men. Món này thường được ăn trong sinh nhật hoặc tiệc cưới. Ảnh: Posts For All/Pinterest.
Kiviak (Greenland): Hàng trăm con chim anca được nhồi chặt vào một bộ da hải cẩu, sau đó ép hết không khí và khâu chặt lại, bôi mỡ hải cẩu bên ngoài để đuổi ruồi. Tất cả được chôn dưới một đống đá và để khoảng ba tháng cho chim lên men. Món này thường được ăn trong sinh nhật hoặc tiệc cưới. Ảnh: Posts For All/Pinterest.

 

Ikizukuri (Nhật Bản): Cá được chọn lựa và chế biến ngay khi còn sống. Khi món ăn được dọn ra, thực khách vẫn còn có thể thấy miệng và vây của con cá chuyển động. Món ăn này bị nhiều người yêu động vật chỉ trích vì cho rằng thật tàn nhẫn khi để con vật dở sống dở chết. Ảnh: Erdekesvilag.
Ikizukuri (Nhật Bản): Cá được chọn lựa và chế biến ngay khi còn sống. Khi món ăn được dọn ra, thực khách vẫn còn có thể thấy miệng và vây của con cá chuyển động. Món ăn này bị nhiều người yêu động vật chỉ trích vì cho rằng thật tàn nhẫn khi để con vật dở sống dở chết. Ảnh: Erdekesvilag.

Theo Tri thức trực tuyến