Phát hiện hành tinh có nước giống Trái đất

15:48, 18/12/2009

Theo một báo cáo đăng tải trên tạp chí Nature, các nhà khoa học vừa khám phá ra một hành tinh có nước lớn hơn Trái đất 6 lần quay theo quỹ đạo một ngôi sao mờ, cách Trái đất 40 năm ánh sáng.

Theo một báo cáo đăng tải trên tạp chí Nature, các nhà khoa học vừa khám phá ra một hành tinh có nước lớn hơn Trái đất 6 lần quay theo quỹ đạo một ngôi sao mờ, cách Trái đất 40 năm ánh sáng.

Hành tinh mới quay quanh ngôi sao GJ1214 có thể nhận ra dễ dàng nhờ các kính thiên văn thuộc dự án MEarth, sử dụng 8 kính viễn vọng có đường kính 0,41m giống hệt nhau, giám sát 2.000 ngôi sao đỏ loại nhỏ. Các ngôi sao đỏ loại nhỏ là loại sao phổ biến nhất trong Ngân hà.

Các kính thiên văn tìm kiếm những sự thay đổi ánh sáng có thể phán ánh sự tồn tại của các hành tinh khi nó đi qua phía trước các ngôi sao. Các ngôi sao đỏ loại nhỏ thường được tiếp cận để tìm ra các hành tinh khác vì ánh sáng của nó rất mờ nhạt.

Bằng cách đo các mức độ ánh sáng gây ra bởi sự di chuyển, các nhà khoa học có thể tính được mật độ của một hành tinh và thực hiện một chương trình dự đoán các thành phần của nó.

Hành tinh mới được phát hiện có 75% là nước và được cho là có bầu khí quyển giống với trái đất.
Hành tinh mới được phát hiện có 75% là nước và được cho là có bầu khí quyển giống với trái đất.

Hành tinh mới có tên là GJ1214b được cho là có 75% là nước và băng, còn lại khoảng là đá. Mặc dù, có đến 75% là nước nhưng được cho là quá nóng để duy trì sự sống như ở Trái đất.

Các bằng chứng cho thấy, nó có bầu khí quyển và theo các nhà thiên văn học nó giống trái đất hơn bất cứ các hành tinh đã được khám phá từ trước đến nay bên ngoài hệ mặt trời.

Theo Zachory Berta, nhà thiên văn học tốt nghiệp ở trung tâm Harvard cho biết: “Mặc dù, nó có nhiệt độ cao nhưng đây là một thế giới đầy nước. Nó nhỏ, lạnh và giống trái đất hơn bất cứ hành tinh nào đã được khám phá trước đây".

Hành tinh mới được phân loại thành một “Siêu trái đất”, một nửa kích thước của hành tinh này có nhiều đá nhỏ như Trái đất và những khối băng khổng lồ tương tự sao Thiên Vương và sao Hải Vương.

Mặc dù sao mẹ của nó là một ngôi sao mờ có tên “Người lùn đỏ”, ánh sáng của nó yếu hơn 3.000 lần ánh sáng mặt trời của chúng ta. Hành tinh này gần ngôi sao mẹ của nó đến nỗi bề mặt của nó nhiệt độ lên đến 200 độ C.

Ở khoảng cách hơn 2 triệu km, hành tinh này có quỹ đạo 1 năm tương đương 38 giờ trên trái đất.

Các nhà khoa học tin rằng, có điều gì đó ở bề mặt hành tinh đã ngăn ánh sáng từ ngôi sao mẹ, có thể là bầu khí quyển của hành tinh chứa hydro và heli.

Điều chỉnh kính thiên văn Hubble hướng về hành tinh cho phép các nhà khoa học khám phá thành phần của nó. Tiến sĩ David Charbonneau, người đứng đầu dự án MEarth đã phát biểu: “Hành tinh này rất giống với trái đất, Hubble có thể phát hiện ra bầu khí quyển và xác định thành phần của nó. Tuy nhiên, bầu khí quyển này có thể không thân thiện với cuộc sống".

Theo Daily Mail/Đất việt