Việt Nam bổ sung thêm 1 kịch bản đối phó với dịch corona

15:17, 03/02/2020

Trường hợTrường hợp số ca mắc viêm phổi cấp do virus corona mới lên tới hàng nghìn ca, Việt Nam sẽ tính phương án xây bệnh viện dã chiến để cách ly và điều trị.p số ca mắc viêm phổi cấp do virus corona mới lên tới hàng nghìn ca, Việt Nam sẽ tính phương án xây bệnh viện dã chiến để cách ly và điều trị.

Trước tình hình dịch viêm phổi cấp do virus corona mới (nCoV) có xu hướng tăng nhanh, ông Nguyễn Trọng Khoa, Phó cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh, Bộ Y tế cho biết, Bộ đã xây dựng 4 kịch bản đối phó với dịch, tăng 1 kịch bản so với trước.

Kịch bản đầu tiên khi có ca bệnh xâm nhập vào Việt Nam. Kịch bản thứ 2 là từ ca xâm nhập đó lây lan sang người ở Việt Nam. Kịch bản thứ 3 là mức độ lây lan cộng đồng dưới 1.000 ca. Kịch bản thứ 4 là trên 1.000 ca mắc bệnh.

Ông Khoa cho biết, tất cả các kịch bản này đều đã có phương án. Trong trường hợp các cơ sở điều trị vượt quá lưu lượng, lúc đó có thể thành lập bệnh viện dã chiến.

Việt Nam bổ sung thêm 1 kịch bản đối phó với dịch corona

Việt Nam sẵn sàng kịch bản xây bệnh viện dã chiến quy mô lớn khi dịch viêm phổi cấp do virus corona mới bùng phát mạnh

“Dưới 1.000 ca, chúng ta cũng chưa cần nhưng số lượng vài nghìn ca thì phải xây bệnh viện dã chiến để cách y và điều trị. Về phía Bộ Y tế, Chính phủ đã thành lập ban chỉ đạo phòng chống dịch và các bộ ban ngành có liên quan để kịp thời chỉ đạo các vấn đề liên quan”, ông Khoa thông tin.

Theo ông Khoa, nước ta đã có kế hoạch phòng chống dịch và sẽ luôn sẵn sàng chủ động trong mọi tình huống.

Trước đó, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam chỉ đạo, các kịch bản Bộ Y tế đã xây dựng cơ bản rồi nhưng phải chi tiết hơn, xây dựng kịch bản xấu hơn khi có hàng nghìn ca lây nhiễm.

“Có thể chúng ta đang kiểm soát tốt nhưng tình hình dịch ở Trung Quốc diễn biến phức tạp hơn nên phải quán triệt tinh thần Thủ tướng, Chính phủ ngay từ đâu, sẵn sàng trong mọi tình huống, không để dịch lây lan”, Phó Thủ tướng chỉ đạo.

Ông Khoa cho biết, tại Việt Nam, ngay từ khi có thông tin về những ca bệnh đầu tiên, Chính phủ và Bộ Y tế đã ngay lập tức có những phương án để đối phó.

Qua kinh nghiệm phòng dịch SARS 2002, H1N1 năm 2009 và áp dụng biện pháp tương đối mạnh để kiểm soát ngăn ngừa dịch, tất cả trường hợp được xác định dương tính với virus corona, hoặc đi từ vùng dịch đều được cách ly để xác định chẩn đoán.

Khi người dân phát hiện những triệu chứng ho sốt và có tiếp xúc với những người đi về từ vùng dịch nên đến những cơ sở y tế gần nhất để nhanh chóng xác định, xét nghiệm, tránh lây lan cho người khác.

Cả nước hiện 3 đơn vị chẩn đoán xác định virus corona gồm: Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương đối với các tỉnh khu vực phía Bắc; Viện Pasteur Nha Trang đối với các tỉnh khu vực miền Trung; Viện Pasteur TP.HCM đối với các tỉnh khu vực phía Nam.

Dù vậy, ông Khoa nhấn mạnh, chỉ những ca nghi ngờ có triệu chứng sốt, viêm long đường hô hấp, và có yếu tố dịch tễ đi từ vùng dịch tễ về mới cần xác định chẩn đoán và tiếp nhận điều trị.

Với những trường hợp khác, Bộ Y tế khuyến cáo người dân thường xuyên rửa tay với xà phòng, dung dịch sát khuẩn, hạn chế đến nơi đông người, khi đến những chỗ công cộng nên đeo khẩu trang.

Tính đến sáng 3/2, Trung Quốc đã ghi nhận hơn 17.200 ca mắc, 361 trường hợp tử vong do virus nCoV. Dịch cũng đã lan ra 26 quốc gia, vùng lãnh thổ với 181 ca mắc, 1 ca tử vong.

Tại Việt Nam, hiện đã ghi nhận ca thứ 8 là một công nhân cùng về trên chuyến bay từ Vũ Hán ngày 17/1 vừa qua. Trong 7 người còn lại, có 2 người quốc tịch Trung Quốc, 1 người quốc tịch Mỹ.

Theo Vietnamnet

https://vietnamnet.vn/vn/suc-khoe/suc-khoe-24h/viet-nam-bo-sung-them-1-kich-ban-doi-pho-voi-dich-corona-613342.html