Lấp đầy chỗ trống trên sơ yếu Lý lịch cho sinh viên mới tốt nghiệp
Bạn là sinh viên mới tốt nghiệp, bạn cần phải viết sơ yếu lý lịch, và điều này khiến bạn căng thẳng vì bạn chưa có bất kỳ kinh nghiệm làm việc nào.
Đừng lo lắng ! Trong bài này, chúng tôi sẽ giúp bạn lấp đầy chỗ trống trong mục kinh nghiệm làm việc bằng những thông tin khác, cụ thể là quá trình thực tập, hoạt động ngoại khóa và kinh nghiệm tình nguyện.
1. Quá trình thực tập
Trong phần này bạn cần ghi rõ các thông tin: Tên công ty, địa điểm và thời gian thực tập (nên ghi theo thứ tự này)
Lưu ý: Chỉ rõ chức danh và vai trò thực tập của bạn
Ví dụ: Nếu bạn thực tập trong bộ phận kinh doanh, thay vì chỉ để là “Thực tập sinh”, hãy viết “Thực tập sinh bộ phận kinh doanh”.
2. Hoạt động ngoại khóa
Các hoạt động ngoại khóa luôn là một bổ sung tuyệt vời cho sơ yếu lý lịch của bạn. Cho dù chúng có liên quan đến công việc bạn đang ứng tuyển hay không, chúng vẫn thể hiện với nhà tuyển dụng một điều: Bạn đang làm việc chăm chỉ và có động lực.
Hãy tưởng tượng bạn là nhà tuyển dụng và bạn có thể chọn giữa 2 ứng viên sau:
* Ứng viên số 1: Điểm trung bình 3.8, nhưng đó là tất cả những gì anh ấy đã làm ở trường đại học - không có hoạt động ngoại khóa hay bất cứ điều gì khác.
* Ứng viên số 2: Điểm trung bình 3.2, hội phó câu lạc bộ doanh nhân, từng tổ chức một số sự kiện cho của câu lạc bộ tiếp thị.
Ứng viên số 1 có thể đủ tiêu chuẩn, nhưng chúng tôi không biết gì về anh ấy, ngoài việc anh ấy học rất giỏi. Trong khi đó, ứng viên số 2 có khả năng quản lý và tổ chức các sự kiện.
Vậy bạn sẽ chọn ứng viên nào? Chúng tôi tin rằng bạn cũng sẽ chọn ứng viên số 2 như tất cả các nhà tuyển dụng khác.
Sau đây là cách liệt kê các hoạt động ngoại khóa trong sơ yếu lý lịch của bạn:
* Tiêu đề: Hoạt động ngoại khóa
* Tên của tổ chức và / hoặc nhóm
* Vai trò của bạn trong tổ chức
* Khoảng thời gian
* Các giải thưởng hoặc thành tích đáng chú ý
3. Kinh nghiệm tình nguyện
Tình nguyện thể hiện sự cống hiến, nguyện vọng được đóng góp giá trị cho cộng đồng.Và không có gì nhà tuyển dụng yêu thích hơn là một nhân viên tận tâm.
Hãy đề cập đến bất kỳ kinh nghiệm tình nguyện nào bạn có: Tham gia nhặt rác vào Ngày Trái Đất, dạy các trẻ em ở làng S.O.S, tham gia gây qũy Ủng hộ miền Trung,….
Cách liệt kê: Như ở phần hoạt động ngoại khóa.
Ngoài 3 phần trên, bạn cũng có thể thêm vào sơ yếu lý lịch của mình các phần khác làm nổi bật bản thân, như:
* Sở thích và niềm đam mê: Thêm sự tinh tế vào sơ yếu lý lịch của bạn bằng cách thể hiện niềm đam mê của bạn đối với ngành mà bạn muốn ứng tuyển.
* Ngoại ngữ: Bạn biết một ngoại ngữ thứ hai? Hoặc thậm chí là ngoại ngữ thứ ba? Tuyệt vời! Hầu hết các công ty ngày nay đều đánh giá cao một hoặc hai kỹ năng ngoại ngữ bổ sung. Tuy nhiên, đừng phóng đại quá mức trình độ của bạn. Chỉ biết hỏi "¿Cómo estás?" không có nghĩa là bạn có thể ghi “Thành thạo tiếng Tây Ban Nha” trong sơ yếu lý lịch của mình.
Trên đây là những thông tin giúp bạn lấp đầy khoảng trống ở mục Kinh nghiệm làm việc trong Sơ yếu lí lịch của mình. Bạn cũng có thể tham khảo thêm những mẫu Sơ yếu lý lịch dành cho sinh viên mới tốt nghiệp tại đây. Chúc bạn sớm tìm được công việc như mong muốn!
Theo https://vnmedia.vn/su-kien-va-van-de/