Những quốc vương và nữ hoàng thời hiện đại

21:33, 15/10/2016

Nhiều quốc gia trên thế giới vẫn duy trì chế độ quân chủ với vua hoặc nữ hoàng là người trị vì đất nước.

Nhiều quốc gia trên thế giới vẫn duy trì chế độ quân chủ với vua hoặc nữ hoàng là người trị vì đất nước.

Quốc vương Thái Lan Bhumibol Adulyadej là một trong những vị vua có thời gian trị vì lâu nhất thế giới. Trong 7 thập kỷ trị vì, ông được toàn thể nhân dân Thái Lan tôn kính và coi như Phật sống. Nhà vua vừa băng hà ở tuổi 88. Ảnh: Reuters.           
Quốc vương Thái Lan Bhumibol Adulyadej là một trong những vị vua có thời gian trị vì lâu nhất thế giới. Trong 7 thập kỷ trị vì, ông được toàn thể nhân dân Thái Lan tôn kính và coi như Phật sống. Nhà vua vừa băng hà ở tuổi 88. Ảnh: Reuters.           

 

 Nữ hoàng Anh Elizabeth II đang xem nội thất mới tân trang tại trường King’s College. London. Năm 2012, nước Anh kỷ niệm 60 trị vì của bà. Elizabeth II không chỉ là nữ hoàng Anh mà còn là hình ảnh đại diện của 16 quốc gia thuộc Khối thịnh vượng chung như Canada, New Zealand... Ảnh: Reuters.  
 Nữ hoàng Anh Elizabeth II đang xem nội thất mới tân trang tại trường King’s College. London. Năm 2012, nước Anh kỷ niệm 60 trị vì của bà. Elizabeth II không chỉ là nữ hoàng Anh mà còn là hình ảnh đại diện của 16 quốc gia thuộc Khối thịnh vượng chung như Canada, New Zealand... Ảnh: Reuters.  

 

Nữ hoàng Đan Mạch Margrethe cùng Hoàng thân Henrik, hoàng tử và công nương thăm ngôi nhà cũ của gia đình tại phố Phan Đình Phùng, Hà Nội. Nữ hoàng được người dân khắp thế giới yêu mến bởi sự gần gũi, khiêm nhường và giản dị.
Nữ hoàng Đan Mạch Margrethe cùng Hoàng thân Henrik, hoàng tử và công nương thăm ngôi nhà cũ của gia đình tại phố Phan Đình Phùng, Hà Nội. Nữ hoàng được người dân khắp thế giới yêu mến bởi sự gần gũi, khiêm nhường và giản dị. "Việt Nam luôn được nhắc đến trong gia đình tôi", bà chia sẻ trong chuyến thăm về ngôi nhà cũ cùng gia đình. Ảnh: Đại sứ quán Đan Mạch. 

 

Quốc vương Thụy Điển Carl Gustaf XVI cùng Hoàng hậu Silvia trên đường tới bữa ăn tối dành cho các vị vua nhân sự kiện trao giải Nobel văn học tại cung điện hoàng gia ở Stockholm. Ông lên ngôi vào năm 1973 ở tuổi 27 sau khi vị vua đương nhiệm là Gustaf VI Adolf qua đời. Quốc vương Carl Gustaf được đánh giá là một đấng quân vương điềm đạm với quan điểm cởi mở, điển hình cho nhân vật hoàng gia thời hiện đại. Ông cũng có thời thanh niên sôi nổi ít ai biết đến, được tiết lộ trong cuốn sách
Quốc vương Thụy Điển Carl Gustaf XVI cùng Hoàng hậu Silvia trên đường tới bữa ăn tối dành cho các vị vua nhân sự kiện trao giải Nobel văn học tại cung điện hoàng gia ở Stockholm. Ông lên ngôi vào năm 1973 ở tuổi 27 sau khi vị vua đương nhiệm là Gustaf VI Adolf qua đời. Quốc vương Carl Gustaf được đánh giá là một đấng quân vương điềm đạm với quan điểm cởi mở, điển hình cho nhân vật hoàng gia thời hiện đại. Ông cũng có thời thanh niên sôi nổi ít ai biết đến, được tiết lộ trong cuốn sách "Carl XVI Gustaf - Den motvillige monarken" (Carl XVI Gustaf - ông vua bất đắc dĩ). Ảnh: AP.

 

Nhật hoàng Akihito cùng Hoàng hậu Michiko vẫy tay trong buổi lễ chào mừng năm mới 2014 tại cung điện hoàng gia Tokyo. Trong bài phát biểu, ông chúc phúc cho toàn thể quốc dân Nhật Bản cũng như bày tỏ niềm cảm thông trước những người dân vẫn chịu ảnh hưởng từ trận động đất, sóng thần năm 2011. Ảnh: Getty.  
Nhật hoàng Akihito cùng Hoàng hậu Michiko vẫy tay trong buổi lễ chào mừng năm mới 2014 tại cung điện hoàng gia Tokyo. Trong bài phát biểu, ông chúc phúc cho toàn thể quốc dân Nhật Bản cũng như bày tỏ niềm cảm thông trước những người dân vẫn chịu ảnh hưởng từ trận động đất, sóng thần năm 2011. Ảnh: Getty.  

 

Vua Na Uy Harald cùng hoàng hậu Sonja. Ông đăng quang vào năm 1991 sau khi cha ông là vua Olav V băng hà. Phương châm
Vua Na Uy Harald cùng hoàng hậu Sonja. Ông đăng quang vào năm 1991 sau khi cha ông là vua Olav V băng hà. Phương châm "Alt for Norge!" (Tất cả vì Na Uy) được ông lựa chọn để tiếp nối các vị quân vương tiền nhiệm. Vua Na Uy có hai con là Công chúa Märtha Louise và Thái tử Haakon. Ảnh: NRK. 

 

Quốc vương Campuchia Norodom Sihamoni đón chào các quan chức trong ngày đầu tiên của lễ hội té nước hàng năm diễn ra bên bờ sông Tonle Sap ở Phnom Penh. Ông là con trai cựu Quốc vương Norodom Sihanouk và rất được nhân dân Campuchia yêu mến, kính trọng. Ảnh: Reuters.  
Quốc vương Campuchia Norodom Sihamoni đón chào các quan chức trong ngày đầu tiên của lễ hội té nước hàng năm diễn ra bên bờ sông Tonle Sap ở Phnom Penh. Ông là con trai cựu Quốc vương Norodom Sihanouk và rất được nhân dân Campuchia yêu mến, kính trọng. Ảnh: Reuters.  

 

 

Quốc vương Abdullah bin Abd al-Aziz, người đứng đầu gia tộc Saud, là một trong những quốc vương nắm quyền lực lớn nhất thế giới. Gia tộc này nắm toàn quyền một vùng dự trữ dầu mỏ khổng lồ cũng như thánh địa Mecca, nơi mỗi năm có hàng triệu người Hồi giáo tham gia lễ hành hương. Ảnh: AP. 
Quốc vương Abdullah bin Abd al-Aziz, người đứng đầu gia tộc Saud, là một trong những quốc vương nắm quyền lực lớn nhất thế giới. Gia tộc này nắm toàn quyền một vùng dự trữ dầu mỏ khổng lồ cũng như thánh địa Mecca, nơi mỗi năm có hàng triệu người Hồi giáo tham gia lễ hành hương. Ảnh: AP. 

 

Hình ảnh gia đình Vua Bỉ Philippe cùng vợ và 4 con trong buổi lễ đăng quang tại cung điện hoàng gia. Trước đó, vua Albert II đã thoái vị và truyền lại ngôi vương cho con trai, kết thúc 20 năm trị vì. Ảnh: Reuters. 
Hình ảnh gia đình Vua Bỉ Philippe cùng vợ và 4 con trong buổi lễ đăng quang tại cung điện hoàng gia. Trước đó, vua Albert II đã thoái vị và truyền lại ngôi vương cho con trai, kết thúc 20 năm trị vì. Ảnh: Reuters.
Vua Hà Lan Willem-Alexander và Nữ hoàng Maxima xuất hiện tại Nieuwe Kerk, thủ đô Amsterdam, Hà Lan ngay trước lễ đăng quang vào tháng 4/2013. Sau hơn một thế kỷ, Hà Lan mới có vị vua đầu tiên. Trước đó, các nữ hoàng là người cai quản đất nước. Ảnh: AP. 
Vua Hà Lan Willem-Alexander và Nữ hoàng Maxima xuất hiện tại Nieuwe Kerk, thủ đô Amsterdam, Hà Lan ngay trước lễ đăng quang vào tháng 4/2013. Sau hơn một thế kỷ, Hà Lan mới có vị vua đầu tiên. Trước đó, các nữ hoàng là người cai quản đất nước. Ảnh: AP. 

 

Vua Tây Ban Nha Felipe VI cùng Nữ hoàng Letizia và hai công chúa Sofia, Leonor xuất hiện trên ban công cung điện hoàng gia Madrid trong ngày đăng quang năm 2014. Đây là lần truyền ngôi đầu tiên của hoàng gia Tây Ban Nha kể từ khi khôi phục nền dân chủ. Trước đó, vua Juan Carlos đã nắm quyền kể từ sau cái chết của nhà độc tài Francis Franco vào năm 1975. Ảnh: Reuters. 
Vua Tây Ban Nha Felipe VI cùng Nữ hoàng Letizia và hai công chúa Sofia, Leonor xuất hiện trên ban công cung điện hoàng gia Madrid trong ngày đăng quang năm 2014. Đây là lần truyền ngôi đầu tiên của hoàng gia Tây Ban Nha kể từ khi khôi phục nền dân chủ. Trước đó, vua Juan Carlos đã nắm quyền kể từ sau cái chết của nhà độc tài Francis Franco vào năm 1975. Ảnh: Reuters. 

 

Tân vương của Malaysia là Vua Muhammad V. Ông mới chính thức lên ngôi vào ngày 13/10. Vị vua 47 tuổi này sẽ bắt đầu 5 năm trị vì của mình sau khi quyết định bổ nhiệm có hiệu lực từ ngày 13/12. Trước đó, vua Abdul Halim Mu’adzam Shah là người đầu tiên trong lịch sử lên ngôi 2 lần ở Malaysia. Ảnh: The Star.
Tân vương của Malaysia là Vua Muhammad V. Ông mới chính thức lên ngôi vào ngày 13/10. Vị vua 47 tuổi này sẽ bắt đầu 5 năm trị vì của mình sau khi quyết định bổ nhiệm có hiệu lực từ ngày 13/12. Trước đó, vua Abdul Halim Mu’adzam Shah là người đầu tiên trong lịch sử lên ngôi 2 lần ở Malaysia. Ảnh: The Star.

 

Theo Tri Thức Trực Tuyến