Dân quận 1 bắc thang lên nhà sau khi bậc tam cấp bị phá

06:24, 21/03/2017

 Hàng chục hộ dân trên đường Chu Mạnh Trinh (quận 1, TP.HCM) phải làm thang cao hơn 1 m lên nhà sau khi bậc tam cấp bị phá để trả lại vỉa hè.

Hàng chục hộ dân trên đường Chu Mạnh Trinh (quận 1, TP.HCM) phải làm thang cao hơn 1 m lên nhà sau khi bậc tam cấp bị phá để trả lại vỉa hè. 

Bà Trương Thị Ngọc Xiển, 66 tuổi, cán bộ hưu trí từng làm ở bệnh viện Nhi Đồng 2 cho biết: "Khoảng tuần trước quận 1 đến phá bậc tam cấp, mình phải chấp hành nhưng cầu thang bắc lên nhà họ cũng không cho phép để khiến đi lại khó khăn. Xe máy không thể dắt lên nhà phải gửi ngoài với giá 250.000 đồng/ tháng".  Bà Xiển nói.
Bà Trương Thị Ngọc Xiển, 66 tuổi, cán bộ hưu trí từng làm ở bệnh viện Nhi Đồng 2 cho biết: "Khoảng tuần trước quận 1 đến phá bậc tam cấp, mình phải chấp hành nhưng cầu thang bắc lên nhà họ cũng không cho phép để khiến đi lại khó khăn. Xe máy không thể dắt lên nhà phải gửi ngoài với giá 250.000 đồng/ tháng".  Bà Xiển nói.

 

Một người dân sống nơi đây cho biết khu vực này lúc trước là đồi nên nền nhà cao hơn mặt đường gần 1,5 m chỗ thấp cũng gần cả mét. Dọc đường Chu Mạnh Trinh có hơn chục hộ phải phá bỏ bậc tam cấp lấn vỉa hè.  Những hộ dân sống dọc đường này chủ yếu là các tiểu thương buôn bán rau quả, tạp hóa.
Một người dân sống nơi đây cho biết khu vực này lúc trước là đồi nên nền nhà cao hơn mặt đường gần 1,5 m chỗ thấp cũng gần cả mét. Dọc đường Chu Mạnh Trinh có hơn chục hộ phải phá bỏ bậc tam cấp lấn vỉa hè.  Những hộ dân sống dọc đường này chủ yếu là các tiểu thương buôn bán rau quả, tạp hóa.

 

Bà Sáu 82 tuổi, vất vả bò lên bậc thềm kể bà đã sống gần 50 năm ở khu vực này chưa bao giờ gặp phải cảnh đời như vậy.
Bà Sáu 82 tuổi, vất vả bò lên bậc thềm kể bà đã sống gần 50 năm ở khu vực này chưa bao giờ gặp phải cảnh đời như vậy.

 

Thềm nhà bà Chín bán rau không cao như những hộ còn lại nhưng việc bậc tam cấp bị phá khiến bà cũng lo lắng sẽ vắng khách.
Thềm nhà bà Chín bán rau không cao như những hộ còn lại nhưng việc bậc tam cấp bị phá khiến bà cũng lo lắng sẽ vắng khách.

 

Bà Chín kể trước kia bà từng gánh hàng rong đi bán góc đường Hai Bà Trưng - Lê Thánh Tôn, bị rượt đuổi riết bà chạy qua đường Thi Sách thuê chỗ bán một thời gian. Bị người ta đòi lại bà trả chỗ. Một hộ dân thương tình cho bà thuê sạp trên đường Chu Mạnh Trinh bán kiếm sống đã hơn 20 năm nay, nhờ có sạp rau mà bà nuôi 3 đứa con ăn học nên người. 
Bà Chín kể trước kia bà từng gánh hàng rong đi bán góc đường Hai Bà Trưng - Lê Thánh Tôn, bị rượt đuổi riết bà chạy qua đường Thi Sách thuê chỗ bán một thời gian. Bị người ta đòi lại bà trả chỗ. Một hộ dân thương tình cho bà thuê sạp trên đường Chu Mạnh Trinh bán kiếm sống đã hơn 20 năm nay, nhờ có sạp rau mà bà nuôi 3 đứa con ăn học nên người. 

 

Bà Chín còn lo trời mưa đến sẽ gây sạt lở nền nhà.
Bà Chín còn lo trời mưa đến sẽ gây sạt lở nền nhà.

 

Những hộ kinh doanh lo lắng khi bậc tam cấp bị phá, việc buôn bán không còn chủ động như trước.
Những hộ kinh doanh lo lắng khi bậc tam cấp bị phá, việc buôn bán không còn chủ động như trước.

 

Một số hộ dân dùng ghế gỗ, bàn để bước lên nhà.
Một số hộ dân dùng ghế gỗ, bàn để bước lên nhà.

 

Hộ kinh doanh tạm hóa Kim Liên chia sẻ, từ ngày phá bậc thang việc lấy nước rửa chén bát cũng khó. 
Hộ kinh doanh tạm hóa Kim Liên chia sẻ, từ ngày phá bậc thang việc lấy nước rửa chén bát cũng khó. 

 

Nhà ông Trần Thanh Phong cạnh tiệm Kim Liên làm cầu thang sắt hết 1,6 triệu đồng.
Nhà ông Trần Thanh Phong cạnh tiệm Kim Liên làm cầu thang sắt hết 1,6 triệu đồng.

 

Lớp đất đá còn ngổn ngang trên đường Chu Mạnh Trinh khi phá dỡ công trình chiếm vỉa hè.
Lớp đất đá còn ngổn ngang trên đường Chu Mạnh Trinh khi phá dỡ công trình chiếm vỉa hè.

 

Một hộ dân đo khoảng cách từ nhà đến đường để làm cầu thang tạm.
Một hộ dân đo khoảng cách từ nhà đến đường để làm cầu thang tạm.

 Theo Tri thức trực tuyến