Ngồi ở nhà cũng du ngoạn Hệ Mặt Trời

20:09, 22/10/2017

Nhờ vào công nghệ và các sứ mệnh thăm dò không gian, giờ đây chúng ta thậm chí có thể du lịch không gian vũ trụ qua màn ảnh nhỏ chỉ với vài thao tác đơn giản.

Nhờ vào công nghệ và các sứ mệnh thăm dò không gian, giờ đây chúng ta thậm chí có thể du lịch không gian vũ trụ qua màn ảnh nhỏ chỉ với vài thao tác đơn giản.

Cơ sở dữ liệu khổng lồ của tấm bản đồ trực tuyến bởi hãng Google vừa được bổ sung hàng loạt hình ảnh chụp 12 thiên thể trong Hệ Mặt Trời từ các sứ mệnh thăm dò, giúp bạn có thể ngắm nhìn rõ ràng chúng từ ngôi nhà của mình.

Giờ đây bạn có thể du ngoạn đến 12 hành tinh/vệ tinh khác nhau trong Hệ Mặt Trời qua Google Maps. Ảnh minh họa.  Trước đây, Google Earth ngoài chế độ xem Trái Đất ra, còn cho phép người dùng xem bề mặt Mặt Trăng và Sao Hỏa. Nhưng giờ đây, với hàng tấn dữ liệu từ Cơ quan Quản trị Khí quyển và Đại dương Quốc gia (NOAA), Đài Quan sát Nam Châu Âu (ESO), Cơ quan Nghiên cứu và Phát triển Hàng không vũ trụ Nhật Bản (JAXA), và dĩ nhiên là Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Hoa Kỳ (NASA), bạn có thể du ngoạn đến những nơi xa hơn.  Giờ đây, trong tầm mắt và lòng bàn tay của bạn là Sao Kim, Sao Thủy, hành tinh lùn Sao Diêm Vương, hành tinh lùn Ceres cùng các vệ tinh Io, Europa, Genymede của Sao Mộc; Mimas, Enceladus, Dione, Rhea, Titan và Iapetus của Sao Thổ. Những hình ảnh rõ nét về bề mặt của các thiên thể này được hiện ra ngay trên màn hình thiết bị của bạn.

Giờ đây bạn có thể du ngoạn đến 12 hành tinh/vệ tinh khác nhau trong Hệ Mặt Trời qua Google Maps. Ảnh minh họa.

Trước đây, Google Earth ngoài chế độ xem Trái Đất ra, còn cho phép người dùng xem bề mặt Mặt Trăng và Sao Hỏa. Nhưng giờ đây, với hàng tấn dữ liệu từ Cơ quan Quản trị Khí quyển và Đại dương Quốc gia (NOAA), Đài Quan sát Nam Châu Âu (ESO), Cơ quan Nghiên cứu và Phát triển Hàng không vũ trụ Nhật Bản (JAXA), và dĩ nhiên là Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Hoa Kỳ (NASA), bạn có thể du ngoạn đến những nơi xa hơn. Giờ đây, trong tầm mắt và lòng bàn tay của bạn là Sao Kim, Sao Thủy, hành tinh lùn Sao Diêm Vương, hành tinh lùn Ceres cùng các vệ tinh Io, Europa, Genymede của Sao Mộc; Mimas, Enceladus, Dione, Rhea, Titan và Iapetus của Sao Thổ. Những hình ảnh rõ nét về bề mặt của các thiên thể này được hiện ra ngay trên màn hình thiết bị của bạn.


Ngoài chế độ xem Trái Đất như trước đây, giờ đây Google còn hỗ trợ thêm chế độ xem ở 12 hành tinh/vệ tinh khác nhau trong Hệ Mặt Trời. Ảnh chụp màn hình.  Chỉ vài thao tác đơn giản, phóng to thu nhỏ, rê chuột vuốt màn hình, bạn đã được phóng tầm mắt đến những thiên thể cách xa chúng ta hàng triệu cây số. Mặc dù vẫn chưa đủ dữ liệu để thực hiện chế độ xem phố như ở bản đồ Trái Đất, nhưng nếu như vào mười năm trước đây, thì chúng ta cũng không thể tưởng tượng ra được sẽ có ngày hôm nay.  Những hình ảnh được lấy chủ yếu từ các sứ mệnh thăm dò của NASA và ESA. Trong đó gần đây nhất có sứ mệnh đưa tàu Cassini đến khảo sát Sao Thổ cùng các vệ tinh và hệ thống vành đai của nó. Sứ mệnh Juno đang tiếp tục công việc của mình và gửi về Trái Đất những hình ảnh ấn tượng của Sao Mộc.

Ngoài chế độ xem Trái Đất như trước đây, giờ đây Google còn hỗ trợ thêm chế độ xem ở 12 hành tinh/vệ tinh khác nhau trong Hệ Mặt Trời.

Ảnh chụp màn hình. Chỉ vài thao tác đơn giản, phóng to thu nhỏ, rê chuột vuốt màn hình, bạn đã được phóng tầm mắt đến những thiên thể cách xa chúng ta hàng triệu cây số. Mặc dù vẫn chưa đủ dữ liệu để thực hiện chế độ xem phố như ở bản đồ Trái Đất, nhưng nếu như vào mười năm trước đây, thì chúng ta cũng không thể tưởng tượng ra được sẽ có ngày hôm nay. Những hình ảnh được lấy chủ yếu từ các sứ mệnh thăm dò của NASA và ESA. Trong đó gần đây nhất có sứ mệnh đưa tàu Cassini đến khảo sát Sao Thổ cùng các vệ tinh và hệ thống vành đai của nó. Sứ mệnh Juno đang tiếp tục công việc của mình và gửi về Trái Đất những hình ảnh ấn tượng của Sao Mộc.


Bề mặt của Sao Kim, hành tinh nóng nhất Hệ Mặt Trời. Ảnh chụp màn hình.  Hành tinh lùn Diêm Vương thì được chụp ảnh bởi tàu New Horizons, hãy xem cận cảnh miệng hố Sleipnir và vùng tối Morgoth trên hành tinh lùn này, để được nín thở trước kỳ quan thiên nhiên này nhé.  Hình ảnh Sao Thủy được ghi lại bởi tàu MESSENGER trong suốt thời gian hoạt động của mình ở hành tinh này từ năm 2011 đến 2015. Trong khi hình ảnh chụp Sao Kim được thực hiện bởi sứ mệnh thăm dò của hai công ty tư nhân là Orion Map Data và AfriGIS.  Tất cả những hình ảnh đơn lẻ được ghép lại thành một quả cầu thu phóng được, là nhờ họa sĩ thiên văn Björn Jónsson. Ông có nhiều sản phẩm đồ họa ấn tượng về mô phỏng các thiên thể trong không gian Hệ Mặt Trời.

Bề mặt của Sao Kim, hành tinh nóng nhất Hệ Mặt Trời.

Ảnh chụp màn hình. Hành tinh lùn Diêm Vương thì được chụp ảnh bởi tàu New Horizons, hãy xem cận cảnh miệng hố Sleipnir và vùng tối Morgoth trên hành tinh lùn này, để được nín thở trước kỳ quan thiên nhiên này nhé. Hình ảnh Sao Thủy được ghi lại bởi tàu MESSENGER trong suốt thời gian hoạt động của mình ở hành tinh này từ năm 2011 đến 2015. Trong khi hình ảnh chụp Sao Kim được thực hiện bởi sứ mệnh thăm dò của hai công ty tư nhân là Orion Map Data và AfriGIS. Tất cả những hình ảnh đơn lẻ được ghép lại thành một quả cầu thu phóng được, là nhờ họa sĩ thiên văn Björn Jónsson. Ông có nhiều sản phẩm đồ họa ấn tượng về mô phỏng các thiên thể trong không gian Hệ Mặt Trời.


Tham quan bên trong Trạm Không gian Quốc tế (ISS) qua màn ảnh nhỏ. Ảnh chụp màn hình.  Không chỉ vậy, bạn còn được một vé mời tham quan không gian bên trong Trạm Không gian Quốc tế (ISS). Một nơi còn khá xa lạ với hàng tỷ công dân địa cầu, chỉ một số ít phi hành gia được đặt chân lên đó. Nhưng giờ thì, những khoang buồng thí nghiệm, nơi sinh hoạt của phi hành đoàn, cũng như cửa sổ mái vòm trông về đất mẹ, đều trở nên dễ tiếp cận vô cùng.  Còn chần chờ gì nữa mà không mau lẹ khoác bộ áo phi hành gia vào, và lên đường du ngoạn Hệ Mặt Trời

Tham quan bên trong Trạm Không gian Quốc tế (ISS) qua màn ảnh nhỏ.

Ảnh chụp màn hình. Không chỉ vậy, bạn còn được một vé mời tham quan không gian bên trong Trạm Không gian Quốc tế (ISS). Một nơi còn khá xa lạ với hàng tỷ công dân địa cầu, chỉ một số ít phi hành gia được đặt chân lên đó. Nhưng giờ thì, những khoang buồng thí nghiệm, nơi sinh hoạt của phi hành đoàn, cũng như cửa sổ mái vòm trông về đất mẹ, đều trở nên dễ tiếp cận vô cùng. Còn chần chờ gì nữa mà không mau lẹ khoác bộ áo phi hành gia vào, và lên đường du ngoạn Hệ Mặt Trời


Theo Khám phá