Đức Tuấn và đêm Broadway duy nhất

10:42, 24/11/2009

Chương trình hòa nhạc Music of the night theo phong cách nhạc kịch Broadway của ca sĩ Đức Tuấn diễn ra 29/11- đêm duy nhất tại Nhà hát TPHCM. Mức vé cao nhất 1,5 triệu bao gồm tiệc cocktail cùng các nghệ sĩ trước và sau đêm diễn.

Chương trình hòa nhạc Music of the night theo phong cách nhạc kịch Broadway của ca sĩ Đức Tuấn diễn ra 29/11- đêm duy nhất tại Nhà hát TPHCM. Mức vé cao nhất 1,5 triệu bao gồm tiệc cocktail cùng các nghệ sĩ trước và sau đêm diễn.

[links()]

Đêm diễn với sự tham gia của nhạc trưởng Anh quốc Paul Bateman, giọng nữ cao Canada Geneviève Charest, Ngọc Tuyền và Dàn nhạc Nhà hát Giao hưởng Nhạc Vũ kịch TPHCM. Khán phòng chứa gần 500 khách.

Đức Tuấn (Ảnh nhân vật cung cấp)

Như vậy là khán giả Hà Nội không có cơ hội thưởng thức chương trình này?

Nhiều khả năng chương trình sẽ tái diễn năm sau tại TPHCM và Hà Nội, nhiều màu sắc hơn, đại chúng hơn, chứ không chuẩn mực, nhẹ nhàng như thế này.

Đây là lần đầu tiên nên tôi muốn đưa mọi người vào không gian âm nhạc đúng nghĩa, cho mọi người thấy đúng kiểu âm nhạc mà tôi thích - với dàn nhạc giao hưởng. Chẳng ca sĩ nhạc pop nào dại sử dụng nguyên dàn nhạc sống!

Phải chăng anh dại nên mới vung tay như thế?

Tại dàn nhạc phải như vậy mới thích. Việt Nam mình cần phải có những đêm nhạc như vậy. Mình sống thỏa hiệp nhiều quá rồi. Giờ tôi muốn làm hết sức xem sao.

Chương trình của tôi nói thiệt chẳng mắc (đắt) như người ta làm đâu. Mắc là mắc phần hòa âm mà một nửa phần hòa âm trong chương trình lấy từ đĩa Music of the night rồi. Chương trình cũng được khách sạn, hãng hàng không và một số mạnh thường quân hỗ trợ.

Để hát được dòng nhạc Broadway, Đức Tuấn hẳn trải qua một thời gian khổ luyện ở Canada?

Các thầy khuyên tôi nếu đã lựa chọn dòng nhạc này không nên cố ép mình trở thành một ca sĩ opera. Nếu trở thành ca sĩ opera và hát cổ điển thuần túy sẽ rất khó và phải khổ luyện. Người ta cũng nói thẳng luôn, một khi đã luyện opera, sẽ đánh mất bản sắc của mình. Lúc đó âm thanh phát ra sẽ rất giống nhau. Chỉ người nào thực sự đỉnh mới có được cái riêng. Để có cái riêng đó, vẫn phải áp dụng nhạc nhẹ.

Các thầy bên đó chỉ cách luyện làm sao phát triển tối đa giọng hát nhạc pop. Người ta nhận xét, giọng tôi cũng thuộc dạng hiếm. Với những người thầy nước ngoài, họ không cố làm mình vui lòng. Họ làm cho mình tự tin hơn.

Năm tới anh tiếp tục ra CD cùng dàn nhạc giao hưởng Praha (CH Séc) và nhạc trưởng Paul Bateman. Các ca sĩ trong nước có khi đều “ước gì mình được như Đức Tuấn”?

Không ai thèm đâu anh ơi! Họ lại còn táng cho câu “đồ khùng”. Ai cũng nói, làm làm chi, có bán được đâu. Nhưng mà làm thì nó được những cái khác nữa. Ai cũng nghĩ vậy thì không ai làm.

Anh có mất nhiều công thuyết phục các đồng sự nước ngoài?

Phải bỏ tiền nhiều và sắp xếp thời gian phù hợp với giờ của họ. Với ông Paul  Bateman và Geneviève Charest tôi thuyết phục bằng sản phẩm. Tôi gửi những đĩa đã làm cho họ. Và họ đều rất thích thú. Lúc đầu họ cũng e dè.

Tôi nói thiệt, ở nước ngoài làm việc rất thích. Tuy rất nổi tiếng nhưng đã nhận lời là họ làm rất nhanh. Không có chuyện, ừ ừ để rồi anh làm cho, rồi cứ ngồi đó mà đợi.

Tôi không có thói quen ngồi một chỗ. Trong lúc đợi người này là tôi phải kiếm người khác làm. Mấy ca sĩ khác ngồi đợi một nhạc sĩ làm hoài cái đĩa không xong, tôi thấy quá kiên nhẫn.

Anh vẫn học ballet đều?

Tôi không học nữa. Vì hình như mình không có khiếu, thêm nữa là động tác cứng rồi. Nhưng tôi vẫn tập những thứ khác để giải phóng cơ thể. Đang tính trong năm 2010 cố gắng xin học bổng cho những khóa học khoảng hai tháng về những điều mà tôi đang theo đuổi. Muộn còn hơn không. Các giọng ca nam trên thế giới diễn tới 50 tuổi là chuyện bình thường. Và tôi đang chuẩn bị cho một đường đi dài.

 

Theo Tiền Phong