Chuyện lạ về người vợ miễn nhiễm HIV với chồng
Vào lúc 23h40 ngày 6/12, một vụ cháy lớn đã xảy ra tại nhà xưởng của Công ty TNHH dịch vụ mới Quản Phát ở 368 Xuân Phương, Từ Liêm – Hà Nội.
10 năm chung chăn gối với người chồng nhiễm HIV mà không hề dùng các biện pháp phòng tránh, 2 lần bị hư thai nhưng chị Thủy (tên nhân vật đã được thay đổi) không bị lây nhiễm. Kết quả xét nghiệm của chị đều âm tính với loại virus này.
Theo bác sĩ Trần Thị Đoan Trang, cán bộ của Ủy ban phòng chống AIDS TP.HCM trường hợp của chị Thủy rất hiếm hoi và vẫn còn là một đề tài nghiên cứu mà các nhà khoa học trên thế giới phải quan tâm.
Vì yêu nên chia sẻ cả bệnh tật với chồng
Đó là một người phụ nữ trung niên, sinh năm 1962, ngụ tại quận 10, đang làm công tác tuyên truyền phòng, chống HIV/AIDS cho trẻ em đường phố.
Chị đã biết chồng mang trong mình căn bệnh thế kỷ trước khi kết hôn 6 năm.
Anh đã từng có 3 đời vợ. Năm 1997, người vợ thứ 3 của anh đã ra đi mãi mãi vì căn bệnh HIV/AIDS. Còn bản thân chị Thủy cũng đã từng ly dị chồng và một mình nuôi con.
Từ nhỏ chị Thủy đã yêu thích công tác xã hội. Hai anh chị quen nhau trong một lần làm công tác tuyên truyền phòng, chống HIV.
“Cuộc đời run rủi, cả tôi và anh ấy đều đã từng đổ vỡ hạnh phúc. Dù biết anh bị bệnh nhưng tôi vẫn nguyện được làm vợ để được chăm sóc, yêu thương chồng đến cuối đời. Vậy là năm 2000 tôi và anh đã làm đám cưới.
Trước khi cưới một năm tôi đã đến Viện Pasteur để xét nghiệm HIV và kết quả âm tính. Tôi nghĩ đã lấy anh thì sẽ chia sẻ với anh mọi niềm vui, nỗi buồn trong cuộc sống cũng như bệnh tật. Ngay chính tôi cũng từng nghĩ có thể mình đã bị lây HIV từ anh. Tuy nhiên, điều đó không làm tôi quan tâm.", chị Thủy nói.
Kết quả xét nghiệm HIV nhiều lần đều âm tính
"Cuộc sống cứ trôi đi cho đến ngày tôi phát hiện mình mang thai 2 tháng.
Hôm đó, tôi cảm thấy đau bụng dữ dội, ông xã đưa tôi đến Bệnh viện Hùng Vương để khám. Kết quả cho thấy cái thai đã chết lưu nhưng điều khiến cả 2 vợ chồng bất ngờ hơn cả là xét nghiệm HIV của tôi âm tính.
Sau đó, tôi đã đến Viện Pasteur TP.HCM để làm xét nghiệm lại và cũng cho ra kết quả âm tính với HIV. Bác sĩ Cao Hữu Nghĩa, người trực tiếp khám cho tôi còn không tin nổi vào những điều ghi trên tờ phiếu đó.
Nghĩ đó chỉ là kết quả ảo nên ông đã hẹn tôi 3 tháng sau đến làm xét nghiệm lại. Để có kết quả xét nghiệm chính xác nhất là sau 6 tháng kể từ ngày nghi nhiễm. Lần này kết quả xét nghiệm HIV của tôi vẫn là âm tính.
Giấy đề nghị xét nghiệm HIV của chị Thủy. Ảnh: Thanh Huyền. |
Bác sĩ kết luận, cơ thể tôi có khả năng không bị lây HIV.
Từ đó đến nay, theo lời khuyên của bác sĩ tôi đều làm xét nghiệm máu mỗi năm 4 lần. Kết quả xét nghiệm các lần vẫn không hề thay đổi.”, chị Thủy tâm sự.
Ngoài HIV, chị Thủy cho biết chồng còn bị bệnh viêm gan siêu vi B và giang mai tiềm ẩn. Dù vậy chị cũng không bị lây dù chẳng hề dùng bất cứ biện pháp phòng, tránh nào.
Sau cuộc gặp gỡ với chị Nguyễn Thu Thủy, phóng viên báo VietNamNet đã có buổi tiếp xúc với bác sĩ Cao Hữu Nghĩa, Trưởng khoa Khám chẩn bệnh của Viện Pasteur TP.HCM.
Không lây bệnh nhưng vẫn phải cẩn thận
Bác sĩ Nghĩa cho biết, đúng là có 1 số người không bị lây nhiễm HIV. Sở dĩ như vậy do họ có hàm lượng Chemokines (một chất hòa tan) trong cơ thể cao hơn người bình thường.
Theo một số nghiên cứu, lượng chất nói trên của người nước ngoài cao hơn của Việt Nam.
Kết quả xét nghiệm HIV của chị Thủy là âm tính. Ảnh: Thanh Huyền. |
Thế giới gọi nhóm người không lây HIV là ENI (người tiếp xúc mà không bị nhiễm). Đã có thời gian, người ta nghiên cứu nhóm người này nhằm tạo ra vắc xin ngừa HIV nhưng không thành công.
Năm 1998, Viện Pasteur TP.HCM cũng đã nghiên cứu chất Chemokines ở những người không lây nhiễm HIV để làm tiền đề trong việc chế xuất ra vắc xin.
Tuy nhiên, công trình nghiên cứu trên cũng chưa đạt được kết quả mong muốn do không giải quyết được trở ngại trong sự tác hợp trong chất Chemokines ở mỗi cá thể.
Bác sĩ Nghĩa cho rằng, những người có khả năng không lây nhiễm HIV là vô cùng hiếm hoi và may mắn. Tuy nhiên, các trường hợp này không nên chủ quan mà lơi là việc thực hiện các biện pháp phòng, chống lây nhiễm HIV.
Không ai dám chắc lượng chất Chemokines trong cơ thể của họ luôn ở mức cao ổn định. Chỉ cần hàm lượng chất Chemokines bỗng dưng sụt xuống thì họ vẫn có nguy cơ bị nhiễm HIV như thường.
Theo Thanh Huyền - Vietnamnet