Vĩnh Thụy sẽ kể huyền thoại về người đàn ông Việt

15:19, 09/12/2009

Với việc trình diễn bộ trang phục Huyền thoại Việt của NTK Thịnh Trị, Vĩnh Thụy sẽ kể cho bạn bè năm châu câu chuyện về người đàn ông được sinh ra từ bùn nâu của đất, được nuôi lớn bởi nguồn lúa gạo phong phú và trưởng thành qua những cuộc chinh chiến anh dũng.

Với việc trình diễn bộ trang phục Huyền thoại Việt của NTK Thịnh Trị, Vĩnh Thụy sẽ kể cho bạn bè năm châu câu chuyện về người đàn ông được sinh ra từ bùn nâu của đất, được nuôi lớn bởi nguồn lúa gạo phong phú và trưởng thành qua những cuộc chinh chiến anh dũng.

[links()]

- Tiếp tục cho Vĩnh Thụy mặc khố để đến với ‘Mister International’, anh có ý tưởng gì mới cho bộ trang phục này?

- Tôi thiết kế trang phục dân tộc cho Vĩnh Thụy dựa trên cảm xúc của người Việt xưa chứ không lấy cảm hứng từ một giai đoạn lịch sử nào nhất định, vì thế tôi đặt cho nó tên gọi Huyền thoại Việt. Vẫn là khố, áo choàng, mão và cung tên, có thể nhiều người cho rằng ý tưởng này trùng lặp với bộ trang phục dự thi của Tiến Đoàn năm trước. 

Thế nhưng phải thừa nhận trang phục nam giới gắn liền với lối tư duy người Việt về người đàn ông cổ xưa chính là chiếc khố. Quan trọng là nhà thiết kế sử dụng chất liệu nào, cấu trúc ra sao để gửi gắm tinh thần Việt vào trang phục đó.

Phác thảo mãu thiết kế trang phục dân tộc của Vĩnh Thụy. Ảnh: NTK Thinh Trị cung cấp

- Vậy trang phục “Huyền thoại Việt” của Vĩnh Thụy sẽ kể cho bạn bè thế giới câu chuyện nào về người đàn ông Việt?

- Đó là người đàn ông mạnh mẽ, quật cường được sinh ra từ mảnh đất ôm lấy biển đông, lớn lên với nguồn lúa gạo dồi dào. Tôi chọn màu nâu là tông màu chủ đạo đại diện cho màu đất để nói về nền kinh tế gắn với nông nghiệp lúa nước. Trên chiếc khố là hình sóng nước cách điệu và những họa tiết về núi đá. Những họa tiết này nhắc nhớ về mảnh đất sinh ra người đàn ông Việt, mảnh đất ôm lấy biển đông và có dãy núi Trường Sơn.

Chiếc mão ba cánh dựa trên mô tip đời vua Hùng Vương thứ 16 có hình ảnh những bông lúa cách điệu màu vàng bằng kim loại. Họa tiết thể hiện thành quả lao động và sự trù phú của nền nông nghiệp lúa nước Việt Nam. Cùng đó đạo cụ đi cùng là chiếc nỏ thần được sáng tạo theo truyền thuyết thần Kim Quy.

Áo choàng được thiết kế theo cấu trúc mới nhằm tôn tạo nét khỏe, đẹp của vai, ngực tạo lợi thế cho người mẫu biểu diễn cũng nói lên tinh thẩn mạnh mẽ của người Việt.

Doãn Tuấn từ Hà Nội vào tiễn người em thân thiết lên đường. Ảnh: Venus cung cấp

- Vậy với bộ trang phục này của Vĩnh Thụy anh sử dụng chất liệu chính là gì?

- Tôi chỉ sử dụng kỹ thuật thủ công thêu kết của người Việt, chất liệu chủ yếu là da thuộc và giả da. Nhiệm vụ của NTK là sử dụng chất liệu thế nào để thể hiện tốt nhất ý tưởng mẫu thiết kế. Tôi chọn da vì da có màu nâu rất đẹp, chất liệu da giả có sự láng bóng để trên đó tôi có thể khắc họa các họa tiết.

- Năm trước tại “Mister International”, Tiến Đoàn tự mình thiết kế trang phục “Hùng ca chim lạc”. Anh đánh giá thế nào về trang phục của Tiến Đoàn và có thể cho biết ưu điểm của bộ trang phục “Huyền thoại Việt” anh thiết kế năm nay?

- Trước hết tôi đánh giá cao ý tưởng của Tiến Đoàn khi tự mình thiết kế Hùng ca chim lạc. Có thể nói tổng thể hai bộ trang phục cơ bản giống nhau. Nhưng là một NTK tôi đánh giá cao sự thống nhất về màu sắc, hình thức trang trí trên một bộ trang phục, điều này còn thiếu trong bộ trang phục của Tiến Đoàn.

Vĩnh Thụy nghe điện thoại chúc mừng của bạn bè, người thân trươc giờ bay chiều qua. Ảnh: Venus cung cấp.

Yếu tố mới của bộ trang phục Huyền Thoại Việt là được thiết kế cắt may bằng kỹ thuật hiện đại nhằm tạo nét mới phù hợp với phong cách trình diễn.

NTK Nguyễn Hoàng Thịnh Trị là giảng viên thiết kế thời trang của nhiều trường cao đẳng và đại học. Từng đoạt giải tư và giải thiết kế trên nền chất liệu Việt nam đẹp nhất trong cuộc thi Thời trang Việt Nam năm 2000.

Hiện, Nguyễn Hoàng Thịnh Trị là Phó khoa Mỹ Thuật ứng dụng -  Trưởng nghành thiết kế thời trang Cao đẳng Bách Việt.

 

Theo Đất Việt