Nên làm gì khi ngộ độc thực phẩm?

11:12, 09/12/2009

"Gần đây tôi đọc thấy nhiều tin về ngộ độc và rất lo lắng. Nếu chuyện này xảy ra với bản thân và gia đình, tôi có thể làm gì?".

"Gần đây tôi đọc thấy nhiều tin về ngộ độc và rất lo lắng. Nếu chuyện này xảy ra với bản thân và gia đình, tôi có thể làm gì?".
 
Trả lời: 

Triệu chứng ngộ độc thường biểu hiện 12 - 36 giờ sau khi ăn, kèm theo đau đầu, nôn mửa, hoa mắt. Thường thì chứng ngộ độc thực phẩm do vi khuẩn gây nên hoặc do virus, nấm độc, chất hoá học... Khi bị ngộ độc, cần lưu ý tránh mất nước và điện giải do nôn và tiêu chảy.
 
 Bạn cần bảo quản thực phẩm đúng cách để tránh ngộ độc.
Bạn cần bảo quản thực phẩm đúng cách để tránh ngộ độc.

Với ngộ độc thực phẩm dạng nhẹ, cách điều trị hiệu quả nhất là nghỉ ngơi và uống đủ nước tại nhà trong vòng 12 - 24 giờ. Những trường hợp ngộ độc nghiêm trọng cần được đưa tới bệnh viện ngay để xử trí trước khi quá muộn.

Không nên dùng thuốc chống nôn hoặc chống tiêu chảy vì đó là phản ứng sinh hoá của cơ thể để loại bỏ chất độc. Đặc biệt, bạn không nên dùng thuốc kháng sinh.
 
Những người miễn dịch kém, sức đề kháng yếu như trẻ em, người già, người mắc bệnh mạn tính, người bị HIV/AIDS, ung thư, sỏi thận... khi bị ngộ độc thực phẩm nên tới gặp bác sĩ thay vì tự điều trị tại nhà.

Những biểu hiện nguy hiểm cần sự can thiệp của bác sĩ là: sốt cao, tiêu chảy quá 24 giờ, nôn quá 12 giờ, có biểu hiện bất thường ở cơ bắp, tiêu chảy ra máu, khô miệng, nhịp tim tăng, khó thở.

Theo Đất Việt