Giáo sư Susan Schwab nhận bằng tiến sĩ danh dự của ĐHQG Hà Nội

14:58, 01/12/2009

Chiều qua, giáo sư, tiến sĩ Susan Schwab, cựu Đại diện Thương mại Mỹ, nguyên phó Hiệu trưởng danh dự hệ thống trường ĐH bang đã nhận bằng tiến sỹ danh dự của ĐH Quốc gia Hà Nội.

Chiều qua, giáo sư, tiến sĩ Susan Schwab, cựu Đại diện Thương mại Mỹ, nguyên phó Hiệu trưởng danh dự hệ thống trường ĐH bang đã nhận bằng tiến sỹ danh dự của ĐH Quốc gia Hà Nội.

Phát biểu chúc mừng tại buổi lễ, giáo sư Mai Trọng Nhuận, Giám đốc ĐH Quốc Gia Hà Nội khẳng định, tiến sĩ Susan Schwab là một nhà giáo dục, một chính trị gia tích cực, bà nhiều năm tham gia phát triển chiến lược đàm phán thương mại song phương và đa phương của Mỹ. Bà đóng vai trò quan trọng trong các cuộc đàm phán thương mại giữa Việt Nam và Mỹ.

"Đặc biệt, bà Susan đã dành trọn đời mình cho sự nghiệp giáo dục. Bằng tiến sỹ danh dự, phần thưởng danh giá nhất của ĐH Quốc Gia Hà Nội chính là sự ghi nhận nỗ lực của bà trong việc phát triển mối quan hệ hợp tác giữa các ĐH Mỹ với ĐH Quốc Gia Hà Nội cũng như các ĐH khác ở Việt Nam”, ông Nhuận nhấn mạnh.

Giáo sư, tiến sĩ Mai Trọng Nhuận trao bằng tiến sỹ danh dự ĐH Quốc Gia Hà Nội cho giáo sư, tiến sĩ Susan Schwab. Ảnh:Trung Kiên
Giáo sư, tiến sĩ  Mai Trọng Nhuận trao bằng tiến sỹ danh dự ĐH Quốc Gia Hà Nội cho giáo sư, tiến sĩ Susan Schwab. Ảnh:Trung Kiên

Sau khi nghe lời phát biểu của ông Nhuận, giáo sư, tiến sĩ Susan Schwab bày tỏ niềm vinh dự được nhận bằng tiến sĩ danh dự của ĐH Quốc Gia Hà Nội và gửi lời cảm ơn ban lãnh đạo, cán bộ nhân viên, sinh viên trong trường. “Đây là ưu tiên hàng đầu của tôi”, bà xúc động nói.

Trước đó, sáng qua, trong Hội thảo quốc tế “Vị trí của Việt Nam trong chiến lược phát triển của Hoa Kỳ ở châu Á” tổ chức tại ĐH Quốc gia Hà Nội, giáo sư, bà Susan Schwab cho biết, chính quyền của Tổng thống Obama chưa có tuyên bố chính thức nào về chính sách thương mại mới nhưng Washington đã thể hiện sự quan tâm ngày càng tăng và nỗ lực thúc đẩy hợp tác thương mại xuyên Thái Bình Dương. Trong bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu, bà Susan nhấn mạnh, kinh tế Việt Nam cần xây dựng con đường riêng, uy tín riêng cho mình để “không trở thành một Trung Quốc thứ hai”. Kinh tế Việt Nam cần có sự khác biệt với Trung Quốc thì mới có thể trở thành điểm đến thứ hai của các nhà đầu tư thế giới tại khu vực, sau Trung Quốc.

“Chính phủ Việt Nam đang có nhiều nỗ lực trong thực hiện quyền sở hữu trí tuệ và đây là điểm khác biệt giữa Việt Nam và Trung Quốc. Ngoài ra, Việt Nam đang đẩy mạnh nhu cầu nội địa và đa dạng hóa sản phẩm xuất khẩu cũng là một hướng tích cực”, bà Susan Schwab khẳng định.

Nói chuyện với sinh viên trong hội thảo, bà Susan Schwab Susan nhấn mạnh đến tầm quan trọng của công tác giáo dục. Bà nói, “không có quốc gia nào muốn mãi chỉ dựa vào nhân công giá rẻ và đầu tư cho GD-ĐT là chìa khóa để tăng tính cạnh tranh trên tất cả các lĩnh vực”. 

Theo Đất việt